Xuất nhập khẩu _ tất tần tật từ A-Z

Xuất nhập khẩu là một chủ đề rất rộng, gồm nhiều nội dung rất thú vị, nhưng đối với nhiều người thì lĩnh vực này cũng khá khó và phức tạp.

Mặc dù vậy, nếu bạn là sinh viên chuyên ngành ngoại thương hay logistics, hoặc bạn sắp hay đang làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì hẳn sẽ quan tâm tìm hiểu về chủ đề XNK.

Đó cũng là lý do tôi viết loạt bài trong chuyên trang này.

Các bài viết tại đây không phải phải là một cuốn sách, nên không trình bày từng phần từ đầu đến cuối. Thay vào đó, tôi sẽ viết về những nội dung xoay quanh những từ khóa quan trọng, mà nhiều bạn đọc quan tâm tìm kiếm.

Trước hết là khái niệm trọng tâm...

Xuất nhập khẩu là gì? và các khái niệm liên quan...

Xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là thuật ngữ chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Khi doanh nghiệp hoặc cá nhân mua hàng hóa dịch vụ của đối tác nước ngoài thì đó là nhập khẩu. Ngược lại, khi bán cho phía nước ngoài thì đó là xuất khẩu. Cả 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu gọi chung với nhau thì người ta thường dùng cụm từ xuất nhập khẩu.

Về mặt vật lý, hàng hóa xuất nhập khẩu thường được vận chuyển qua biên giới quốc gia, qua các cửa khẩu nằm tại biên giới đường bộ, đường biển, hoặc đường hàng không. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, hàng hóa XNK được giao nhận ngay tại lãnh thổ Việt Nam:

  • Xuất khẩu tại chỗ: hàng bán cho đối tác nước ngoài, nhưng lại giao hàng tại địa điểm nằm trong lãnh thổ Việt Nam, theo chỉ định của người mua hàng nước ngoài
  • Nhập khẩu tại chỗ: người nhập khẩu mua hàng của doanh nghiệp nước ngoài và được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

Thuật ngữ xuất nhập khẩu tiếng Anh gọi là Import-Export, thực ra chỉ là ghép của 2 từ riêng biệt.

Vai trò xuất nhập khẩu?

Tại sao xuất nhập khẩu lại cần thiết? 

Vì nó giải quyết được những nhu cầu của thực tế doanh nghiệp ở mỗi quốc gia:

  • Một số quốc gia vùng lãnh thổ không thể tự sản xuất được những hàng hóa nhất định. Khi đó, nhập hàng từ nước khác là điều cần thiết, để đáp ứng nhu cầu trong nước. Chẳng hạn: Bamboo Airways đặt mua dòng máy bay Boeing 777X - mặt hàng mà Việt Nam không thể sản xuất được.
  • Việc xuất nhập khẩu giải quyết được bài toán giá thành, chất lượng… Trong nước sản xuất được, nhưng không đủ sản lượng. Chẳng hạn: Việt Nam đã có thể sản xuất được xăng dầu thành phẩm, tuy nhiên sản lượng không đủ, nên vẫn phải nhập khẩu (năm 2021 nguồn cung xăng dầu trong nước mới đáp ứng được 70%).
  • Việc nhập khẩu đáp ứng bài toán cạnh tranh hơn hàng trong nước. Việc này dễ thấy, vì trên thị trường đều có nhiều chủng loại hàng hóa của các nước mua bán lẫn nhau, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bạn thấy hàng Trung Quốc hiện đang phổ biến ở các nước trong đó có Việt Nam, kể cả những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt đang làm được.

Đó là góc độ cụ thể cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, XNK có vai trò vĩ mô hơn:

  • Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia thông qua các hợp đồng thương mại giữa các doanh nghiệp các nước.
  • Tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn phạm vi mỗi quốc gia, từ đó mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế chung của các nước.
  • Trực tiếp ảnh hưởng tới cán cân thương mại, tác động sâu rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế thế giới.
  • Góp phần tạo thêm nhiều việc làm do thị trường được mở rộng, từ đó thúc đẩy và phát triển kinh tế.

Dịch vụ chuyên ngành XNK

Thông thường, với các Công ty XNK thì họ thường tự đứng ra thương thảo với tác nước ngoài để mua bán hàng hóa. Mặc dù vậy, họ tập trung vào lĩnh vực thương mại, nên vẫn có thể thuê ngoài dịch vụ XNK để làm thông quan, kiểm tra chất lượng hàng hóa…

Còn với người mới chưa quen, thì có thể tự nghiên cứu tìm hiểu trước khi tiến hành hoạt động ngoại thương. Hoặc có thể cần được tư vấn xuất nhập khẩu.

Trường hợp bạn vẫn muốn mua hàng từ nước ngoài nhưng không thể hoặc không muốn trực tiếp đứng tên thì có để tính tới phương án ủy thác nhập khẩu. Khi đó, bạn làm hợp đồng ủy thác cho đơn vị dịch vụ (tham khảo mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu tại đây). Họ sẽ đứng tên nhập về và xuất trả lại hàng cho bạn.

Tương tự, với trường hợp bạn muốn bán hàng cho nước ngoài, nhưng không thể hoặc không muốn tự làm. Khi đó, bạn sử dụng hình thức Ủy thác xuất khẩu, và đơn vị dịch vụ sẽ thay bạn làm việc đó để hưởng phí hoa hồng.

Chứng từ Xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu có khá nhiều loại. Tùy theo từng loại hàng, nước xuất khẩu, nhập khẩu, và nhu cầu cụ thể của bên mua, bên bán, mà chứng từ cụ thể lại có sự thay đổi khác nhau.

Tôi sẽ liệt kê sau đây những loại giấy tờ phổ biến cho những lô hàng xuất nhập khẩu. Một số đi kèm đường link đến bài viết chi tiết. Để bạn dễ hình dung, tôi sẽ liệt kê theo trình tự thời điểm phát sinh chứng từ, một cách tương đối. Trong thực tế thì sẽ rất linh hoạt, và khác đi ít hoặc nhiều.

Ở bước đầu tiên của quá trình thương mại, 2 bên mua bán tiếp cận, liên hệ, làm việc với nhau.

Họ sẽ thương thảo, đàm phán, và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng ngoại thương Hợp đồng ngoại thương (Sales Contract). Người bán sẽ soạn thảo tóm tắt nội dung chính về lô hàng (Shipment) và nội dung thanh toán trong Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice). Căn cứ vào đó, người mua phát hành Đơn đặt hàng (Purchase Order) hoặc Tín dụng thư L/C (Letter of Credit) để người bán chuẩn bị và gửi hàng theo điều khoản đã thỏa thuận.

Vào ngày giao hàng đã thỏa thuận, người bán thu xếp hàng để gửi đi. Đây là thời điểm họ sẽ phát hành Hóa đơn thương mại (tiếng Anh là Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List). Đồng thời, người bán cũng sẽ làm thủ tục để được cấp một số chứng từ khác (tùy loại hàng), chẳng hạn như:

Hóa đơn thương mại - Commercial InvoiceHóa đơn thương mại - Commercial Invoice

Ở giai đoạn nào đó trước hoặc trong khi đàm phán hợp đồng mua bán, với những loại hàng có yêu cầu, thì bên liên quan sẽ phải xin Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu, Ở Việt Nam, trước đây nhiều mặt hàng còn cần giấy phép nhập khẩu tự động, nhưng gần đây tôi thấy hầu như đã bỏ gần hết.

Khi làm hàng xuất nhập khẩu, bạn cũng nên lưu ý kiểm tra xem có thuộc diện phải làm kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu có, thì cũng chuẩn bị những giấy tờ thủ tục cần thiết khi hàng về cửa khẩu. Tôi liệt kê dưới đây một số thủ tục thường gặp với loại hàng tương ứng.

Các loại giấy tờ và kiểm tra nói trên là với hàng hóa chính ngạch. Trường hợp hàng đi tiểu ngạch hoặc hàng xách tay thì có nhiều thứ thay đổi, về cơ bản là đơn giản và giảm thiểu nhiều khâu. Tuy vậy, với người làm xuất nhập khẩu chuyên nghiệp thì vẫn nên hiểu rõ một cách chính tắc, sau đó tùy trường hợp mà vận dụng linh hoạt.

Tất nhiên, với người chưa có kinh nghiệm thì có thể thấy phức tạp. Tôi gợi ý họ có thể bắt đầu khá đơn giản, bằng cách tìm hiểu về các khóa học xuất nhập khẩu, bắt đầu từ những khóa học online, dễ theo học, chi phí cũng hợp lý. Chẳng hạn như khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Unica, hoặc khóa học thực hành XNK của Edumall. Có thể nói các khóa học xuất nhập khẩu như thế này, online hoặc offline, là khá phù hợp cho những ai quan tâm đến việc làm XNK, mong muốn học để sau này trở thành nhân viên xuất nhập khẩu.

Thủ tục nghiệp vụ Xuất khẩu, Nhập khẩu

Để hệ thống hóa các quy trình cụ thể, tôi đã soạn các bài viết hướng dẫn riêng từng quy trình. Bạn có thể tham khảo theo tình huống của mình:

Thuế xuất nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu một số loại hàng

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng phổ biến cụ thể, mà Công ty chúng tôi đã trực tiếp làm cho khách hàng. Bạn nhấp vào đường dẫn để xem bài viết:

Gỗ ván lạng đang phơi khôGỗ ván lạng xuất khẩu

Thủ tục xuất khẩu một số loại hàng: Gạch ốp látĐá Granite & đá xây dựng, Bột đá vôi, GỗTăm hương, Gốm sứNước rửa tayKhẩu trang y tế, Clinker, Gỗ ván lạng, Bánh kẹoHàng nông sản, Trái cây tươiGạoHạt điều, Cafe...

Nội dung khác

Vì đây là một chủ đề rộng, nên hy vọng tôi có điều kiện để bổ sung những nội dung quan trọng vào trong bài viết này. Mong được bạn đọc ủng hộ!


Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

 


Tham khảo thêm về Thủ tục hải quan


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.