Thủ tục nhập khẩu bếp từ mới nhất hiện nay

Bếp từ hay còn gọi là bếp điện là loại mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế, thủ tục nhập khẩu bếp từ được pháp luật quy định khá chặt chẽ.

Vậy doanh nghiệp muốn nhập khẩu bếp từ thì cần phải tuân thủ những quy định nào?

Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu ngay về thủ tục nhập khẩu bếp từ qua bài viết sau.

Thủ tục nhập khẩu bếp từ

Bếp từ là gì?

Bếp từ hiện nay đang trở thành một thiết bị phổ biến trong nhiều gia đình do nhiều công năng và lợi ích mà nó mang lại. Bếp từ thường được trang bị một cuộn dây đồng được đặt dưới mặt kính hoạt động.

Điều này giúp cho bếp từ có khả năng nấu nướng nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, bếp từ còn có nhiều tính năng và công nghệ khác nhau, như điều chỉnh nhiệt độ chính xác, bảo mật an toàn, khả năng tự động tắt sau một thời gian không sử dụng, và khả năng nhận diện tự động các nồi nấu. Tất cả những đặc điểm này đã làm cho bếp từ trở thành một lựa chọn phổ biến và tiện lợi cho việc nấu nướng trong gia đình.

Thủ tục nhập khẩu bếp từ

Chính sách nhập khẩu bếp từ

Theo quy định hiện nay, bếp từ không thuộc trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, để được nhập khẩu và bày bán trên thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy của Bộ Khoa học và Công nghê.

Dẫn chứng pháp lý

Quy định về việc kiểm tra chất lượng bếp từ sẽ được thực hiện theo một số quyết định và thông tư như sau:

  • Quyết định 2711/QĐ-BKHCN: Công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm mã HS, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng và văn bản quy phạm pháp luật quản lý.
  • Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN: Thông tư này ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện gia dụng và các mục đích tương tự (QCVN 9:2012/BKHCN).
  • Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN: Thông tư này ban hành Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự
  • Thông tư 06/2020/TT-BKHCN: Thông tư này quy định chi tiết và biện pháp thi hành về công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sau đây viết tắt là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) trong sản xuất, nhập khẩu

Mã HS và thuế nhập khẩu mặt hàng bếp từ

Mã HS của mặt hàng bếp từ

Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/06/2022 thì mặt hàng “Bếp từ” thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ kiện của các loại máy trên

Nhóm 8516: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45

  • Phân nhóm 851660: Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng
  • Mã HS: 85166090: Loại khác

Thuế nhập khẩu mặt hàng bếp từ

Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo công văn 5731/TCHQ-TXNK ngày 29/12/2022 của Tổng cục hải quan thì bếp từ khi nhập khẩu có những loại thuế sau:

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 30% (Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20% (Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam)
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

Nếu doanh nghiệp nhập khẩu bếp từ từ các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam và đáp ứng các điều kiện của hiệp định, sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi nhập khẩu bếp từ, bạn nên yêu cầu người bán xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) theo các hiệp định thương mại để được hưởng thuế suất ưu đãi hơn. Ví dụ:

  • Hàng nhập từ Trung Quốc có C/O FORM E có thuế nhập khẩu là 0%
  • Hàng nhập từ các nước trong khối ASEAN có C/O FORM D có thuế nhập khẩu là 0%
  • Hàng nhập từ Nhật Bản có FORM AJ có thuế nhập khẩu là 3%

Thủ tục nhập khẩu bếp từ

Để hoàn thành thủ tục nhập khẩu bếp từ, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trước khi hàng về
Doanh nghiệp khai báo đăng kí và nộp hồ sơ tới Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia (địa chỉ: https://vnsw.gov.vn)

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục nhập khẩu
Hồ sơ hải quan nhập khẩu cho mặt hàng bếp từ bao gồm:

  • Hóa đơn thương mại (Bản điện tử)
  • Vận tải đơn (Bản điện tử)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: bản gốc
  • Mã hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng trên cổng thông tin một cửa quốc gia

Bước 3: Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy

Sau khi làm thủ tục nhập khẩu, thông quan tờ khai và mang hàng về kho. Doanh nghiệp mang mẫu hàng đến trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học & Công nghệ chỉ định hoặc liên hệ trung tâm để lấy mẫu thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.

Bước 4: Nhận kết quả và đẩy kết quả lên hệ thống một cửa

Sau khi có kết quả chứng nhận phù hợp từ phía trung tâm thử nghiệm. Doanh nghiệp đẩy kết quả lên hồ sơ đăng kí trên hệ thống một cửa quốc gia.

Những lưu ý khi nhập khẩu bếp từ

Trong quá trình mua bán hàng hóa, bạn hãy yêu cầu người bán xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo các hiệp định thương mại giữa các nước để được hưởng các thuế suất ưu đãi.

Lô hàng có thể sẽ bị cơ quan hải quan yêu cầu tham vấn giá (chứng minh giá nhập khẩu).

Lưu ý về nhãn mác hàng hóa: Theo Điều 10 Nghị định 111/2021/NĐ-CP, nhãn hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Dịch vụ thủ tục hải quan & kiểm tra chất lượng trọn gói mặt hàng bếp từ

Quy trình nhập khẩu bếp từ khá phức tạp, rườm rà, tốn nhiều thời gian, và nếu không tiến hành gấp rút, phối hợp đồng đều, thì doanh nghiệp dễ bị trễ hạn thông quan lô hàng, phát sinh phí lưu cont, lưu bãi. Tốt nhất là bạn hãy để một đơn vị dịch vụ có kinh nghiệm thực hiện công việc này giúp bạn.

Nếu quý doanh nghiệp chưa tìm được địa chỉ uy tín thì Vinalogs là một gợi ý cho bạn.

  • Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, chúng tôi sẽ thông quan hàng hóa nhanh chóng, hợp pháp, an toàn.
  • Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm dày dặn, luôn hết mình phục vụ quý khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu bếp từ mà Vinalogs muốn gửi đến các bạn. Nếu cần được tư vấn thêm về dịch vụ khai báo hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp ngay hôm nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.