Thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát, gạch men hiện nay

Thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát từ Việt Nam có phức tạp không? Cần lưu ý những điều gì trong quá trình làm thủ tục? Đây chắc chắn là những thắc mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu gạch ốp lát hiện nay.

Việt Nam chúng ta được biết đến là một quốc gia hàng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản, cây công nghiệp, khoáng sản dạng thô. Tuy nhiên chúng ta không chỉ có nguyên liệu, với tầm nhìn phát triển kinh tế lâu dài đã từng bước tạo ra các loại hàng hóa có tính thành phẩm cao và gạch ốp lát là một trong số đó. Ngay hiện tại và tương lai, đây chắc chắn là một sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Tổng công suất ngành sản xuất gạch ốp lát hiện đạt tới 500 triệu m2/năm, đứng đầu Đông Nam Á và thứ 6 thế giới (theo số liệu năm 2021 của Tổng hội xây dựng Việt Nam).

Các doanh nghiệp lớn tiêu biểu mà chúng ta rất dễ gặp hàng ngày như Viglacera, Đồng Tâm, Hoàng Hà, Tasa, Prime, Thạch Bàn, CMC,... Ngoài ra cùng với chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới nhập khẩu dây chuyền sản xuất thì hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường sản xuất gạch ốp lát xuất khẩu.

Vậy sản phẩm sản xuất ra cần những điều kiện gì để có thể xuất khẩu? Hãy cùng Vinalogs theo dõi bài viết này.

Trưng bày gạch ốp lát nhập khẩu

Gạch ốp lát là gì?

Gạch ốp lát là một loại vật liệu dạng tấm được sử dụng để ốp hoặc lát nền, tường, tăng công năng và thẩm mỹ cho các công trình xây dựng. Có 4 loại gạch ốp lát chính: gạch Cotto, gạch Ceramic, gạch Porcelain và gạch Granite.

Gạch ốp lát nói chung có cấu tạo 3 lớp là: xương gạch, lớp men và lớp phủ. Chất lượng của gạch ốp lát phụ thuộc vào cấu tạo này. Mỗi công ty sản xuất gạch ốp lát sẽ sử dụng một thành phần nguyên liệu riêng để sản xuất.

Mã HS Code và chính sách mặt hàng

Gạch ốp lát là tên 1 nhóm nhiều loại hàng, vì vậy mã HS có phổ tương đối rộng, và các mã có thuế chênh lệch nhau tương đối. Vì vậy, để biết được mã và thuế của loại hàng bạn dự định xuất khẩu hãy liên hệ cho Vinalogs để kiểm tra trước nhé.

Các mã phổ biến: 6810.11; 6907.21; 6907.22; 6907.23

Hồ sơ hải quan của gạch ốp lát xuất khẩu

Hồ sơ cần được thực hiện theo khoản 1 điều Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan (in từ hệ thống Ecus).
  • Hóa đơn thương mại (bản chụp).
  • Hợp đồng mua bán.
  • Phiếu đóng gói packing list
  • CO của nhà máy
  • CO - FTA nếu có
  • Chứng nhận giám định chất lượng

Các bước làm thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát

Gạch ốp lát mặt hàng được áp dụng chính sách xuất khẩu ưu đãi giống nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay. Khi làm thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát, doanh nghiệp cần:

  • Thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nộp Hải quan như đã nêu ở trên.

Bạn cần lưu ý rằng mỗi đối tác ở các nước khác nhau sẽ có những quy định riêng về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy bạn nên làm việc trước xem họ cần những gì để thông quan đầu nhập khẩu. Nếu họ cần có chứng nhận chất lượng của các trung tâm giám định thì tiến hành làm trước khi đóng hàng xuất tàu. Vinalogs có thể tư vấn cho bạn bước công việc này.

  • Thứ hai: Đóng hàng hóa. Đồng thời xác định kế hoạch trucking phù hợp.
  • Thứ ba: Mở tờ khai xuất khẩu. Đồng thời, vận chuyển lô hàng gạch men ra cảng đi và chở hàng về hạ bãi xuất. Tiếp tục làm thủ tục kiểm hóa (nếu luồng đỏ)
  • Thứ tư: Xác nhận tờ khai xuất khẩu với Hải quan giám sát và xuất tàu
  • Thứ năm: Xin CO – FTA nếu bên mua yêu cầu. Chỉ áp dụng với các quốc gia và khu vực có ký kết Hiệp định FTA với Việt Nam.
Thủ tục xuat khau Gạch ốp lát

Lưu ý trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát

Khai báo thông tin đúng và chính xác

Như đã nêu ở trên, gạch ốp lát là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng nên tương ứng với nhiều mã HS khác nhau, thuế xuất khẩu và chính sách quản lý xuất khẩu cũng khác nhau. Vì vậy cần nghiên cứu kỹ xem loại hàng của bạn thuộc nhóm mã nào. Có thể sau khi mở tờ khai, hải quan sẽ yêu cầu mang mẫu đi phân tích phân loại để xác định mã HS.

Đóng hàng thuận tiện, chắc chắn

Nếu bạn xuất khẩu theo hình thức đóng container thì sử dụng pallet sẽ rất hợp lý, tiết kiệm được nhiều thời gian xếp dỡ vì có thể sử dụng xe nâng thay vì dỡ tay. Lưu ý rằng quá trình vận chuyển diễn ra trong nhiều khâu từ đường bộ, đường biển, hạ bãi, xuất tàu. Vì thế cần gia cố kỹ càng nhưng quấn nilon hoặc dùng dây nẹp để hàng hóa được ổn định chắc chắn hơn.

Tóm lại,

Thủ tục xuất khẩu gạch ốp lát không quá khó mặc với khách hàng lần đầu có thể đôi chút bỡ ngỡ, từ việc cung cấp đủ thông tin cho cơ quan Hải quan, tính giờ hạ bãi để không bị nhỡ tàu, nếu xuất CIF sẽ cần tính toán cả phương án book cước hợp lý,... Nhưng bạn đừng quá lo vì mặt hàng này không những không có hạn ngạch mà còn được khuyến khích xuất khẩu. Vậy nên nếu có thắc mắc hãy Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết này.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.