Hợp đồng ngoại thương
trong XNK & Thủ tục hải quan

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).

Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.

Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.



Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương - Money for Foods

Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:

  1. Commodity: mô tả hàng hóa
  2. Quality: phẩm chất hàng
  3. Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
  4. Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)
  5. Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng
  6. Payment: phương thức, thời hạn thanh toán

Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:

  1. Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
  2. Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
  3. Force Maejure: bất khả kháng
  4. Claim: khiếu nại
  5. Arbitration: trọng tài
  6. Other conditions: các quy định khác

Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đám phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Hợp đồng ngoại thương

Một số mẫu hợp đồng mua bán quốc tế

Dưới đây là một số hợp đồng mẫu, bạn có thể download về tham khảo.

Hợp đồng thương mại trong hồ sơ hải quan

Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.

Nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, về lý thuyết bạn không cần xuất trình cho hải quan. Tuy nhiên, vẫn nên chuẩn bị sẵn, để nếu họ có chất vấn, hoặc trường hợp bị chuyển luồng Vàng, thì có để dùng ngay.

Bạn chỉ cần 1 bản chụp của hợp đồng là đủ.

Lưu ý: bản chụp là bản photocopy, có chữ ký & con dấu đỏ trên đó. Như tôi thấy khi làm thủ tục hải quan ở Hải Phòng, không được triện dấu “Sao y bản chính” như trước đây vẫn làm. Nếu không, gặp hải quan khó tính là bản đó không được nhận, lại mất công chụp lại. (Mà tôi cũng chưa tìm thấy có quy định nào rõ ràng là “bản chụp” là thế nào?!!! Kể cũng lạ!).

Để biết thêm về bộ hồ sơ hải quan cần những gì ngoài hợp đồng thương mại, tham khảo thêm:

Cũng cần lưu ý thêm khi làm thủ tục, hải quan sẽ để ý kỹ những thông tin sau trên hợp đồng: 

  • hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá…
  • điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CNF…
  • phương thức thanh toán: T/T, D/A, L/C…

Thế nên khi chuẩn bị hồ sơ và lên tờ khai, bạn cần đọc kỹ những thông tin này, và nên kiểm tra chéo với những chứng từ khác (Invoice, Packing List, C/O, Bill …) để đảm bảo tính chính xác.

Tham khảo thêm:


Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

 



New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.