Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu kính xây dựng

Kính xây dựng là vật liệu rất phổ biến hiện nay, từ các công trình nhà ở cho đến công trình công cộng lớn. Kính có thể làm cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn, tường chịu lực. Có rất nhiều loại kính xây dựng khác nhau như: Kính nối, kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp, kính phẳng tôi nhiệt, kính hộp gắn kín cách nhiệt. Kính xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như: Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia.

Sau đây là quy trình hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng được Vinalogs gửi tới các bạn.

nhập khẩu kính xây dựng

Kính xây dựng

Kính xây dựng là loại vật liệu được làm từ thủy tinh, có dạng tấm và sử dụng trong các công trình xây dựng. Kính được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, nhưng kính xây dựng có chiều dày nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng và chiều dài.

Những loại kính thường được sử dụng như kính cường lực, kính thủy lực, kính chịu lực… Kính xây dựng là vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội như trong suốt, cho tia sáng truyền qua nhưng ngăn ánh sáng gây hại, tạo vẻ hiện đại cho công trình¸ độ bền cao và giá thành hợp lý.

Kính xây dựng bao gồm các loại:

  • Kính nối.
  • Kính phẳng tôi nhiệt.
  • Kính dán an toàn nhiều lớp.
  • Kính hộp gắn kín cách nhiệt.

Chính sách nhập khẩu kính xây dựng

Mặt hàng kính xây dựng mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp có thể mở tờ khai nhập khẩu bình thường.

Tương tự như gạch, đá, vật liệu xây dựng nói chung ở các bài viết trước, kính xây dựng cũng thuộc quản lý của Bộ Xây Dựng và khi làm thủ tục nhập khẩu thì cần thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu theo Thông tư 19/2019/TT-BXD.

Tuy nhiên không phải tất cả các loại kính xây dựng đều phải làm kiểm tra chất lượng, một số loại kính được miễn kiểm tra chất lượng bạn nhé. Ví dụ trong cùng nhóm kính nổi nhưng kính nổi quang học 7005.2110 thì không phải làm kiểm tra chất lượng.

Do vậy, việc tra cứu mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng, không chỉ để xác định thuế và còn kiểm tra được các thủ tục cần phải làm khi hàng về. Một mã HS kính xây dựng phổ biến bạn có thể tham khảo:

  • Kính nối là 70052990.
  • Kính phẳng tôi nhiệt là 70071990.
  • Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp là 70072990.
  • Kính hộp gắn kín cách nhiệt là 70080000.

Theo bảng biểu thuế xuất nhập khẩu thì thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt của các loại kính xây dựng là từ 0% - 50%. Tức là khoảng thuế chênh lệch rất lớn, nên nếu bạn thực sự có nhu cầu nhập khẩu hàng này hãy liên hệ cho Vinalogs để được tư vấn trước bạn nhé

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng bao gồm:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
  • Vận đơn (Bill of lading).
  • Danh sách đóng gói (Packing list).
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract).
  • Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin).
  • Đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng.

Quy trình kiểm tra chất lượng và thông quan kính xây dựng

Đối với kính xây dựng phải kiểm tra chất lượng theo quy định trong thông tư 19/2019/TT-BXDquy chuẩn QCVN 16:2019/BXD, các bước kiểm tra chất lượng mặt hàng kính xây dựng diễn ra như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Xây Dựng

Như ở bài viết về thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng tôi đã trình bày, việc nộp hồ sơ này có thể tiến hành ở sở Xây Dựng nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động hoặc sở Xây Dựng tại địa phương doanh nghiệp mở tờ khai hải quan.

Bước 2: Làm thủ tục giải phóng hàng

Sau khi có đơn đăng ký được xác nhận của sở xây dựng thì có thể mang xuống cùng bộ hồ sơ nhập khẩu để làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàng hóa nếu cần, lô hàng sẽ được duyệt giải phóng để doanh nghiệp mang hàng về kho bảo quản. Bạn cũng cần nộp thuế luôn từ bước này nhé.

Bước 3: Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng

Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng có thể tiến hành lấy mẫu tại kho. Sau khi lấy mẫu xong thì trung tâm giám định sẽ tiến hành kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn được quy định.
Sau khi kiểm tra xong thì trung tâm giám định sẽ phát hành phiếu giám định và hợp quy.

Bước 4: Nộp bộ hồ sơ lên sở Xây Dựng để xin Thông báo kết quả kiểm tra

Trong bộ hồ sơ xin Thông báo này phải đính kèm hồ sơ giám định và hợp quy đã được cấp trước đó.

Bước 4: Thông quan

Bạn nộp Thông báo kết quả kiểm tra Nhà nước của sở Xây Dựng cho cơ quan hải quan. Nếu Thông báo xác nhận đạt chất lượng, hải quan sẽ ấn thông quan cho lô hàng nhập khẩu trên hệ thống hải quan điện tử.

nhập khẩu kính xây dựng

Những lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng kính xây dựng

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng, một số vấn đề mà các bạn cần lưu ý như sau:

  • Thuế nhập khẩu cần phải đóng hoàn thành ngay khi làm thủ tục nhập khẩu.
  • Hàng chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi lô hàng đã được cấp phép thông quan.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ với các vùng có FTA với Việt Nam có thể dùng để được hưởng ưu đãi thuế.
  • Trong quá trình kiểm hóa, vận chuyển, lấy mẫu giám định cần cẩn thận để tránh hư hỏng hàng.

Trên đây là toàn bộ quy trình khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng về Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì có thể chia sẻ đến cho mọi người để cùng tham khảo. Liên hệ ngay với Vinalogs để được hướng dẫn thủ tục hải quan tốt nhất hiện nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.