Quy trình làm thủ tục xuất khẩu gỗ mới nhất năm 2022

Bạn muốn tìm hiểu thủ tục xuất khẩu gỗ bao gồm những gì, quy trình thực hiện gồm những bước nào?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm để bạn cùng tham khảo.

Trước hết là một vài thông tin về thị trường.

thủ tục xuất khẩu gỗ

Tình hình xuất khẩu gỗ đi các nước hiện nay

Hiện nay gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm mặt hàng đang có kim ngạch xuất khẩu khá lớn tại Việt Nam. Theo vneconomy.vn, xuất khẩu lâm sản của cả nước ước tính đạt mốc kỷ lục 17 tỷ USD trong năm 2022.

Trong số các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam thì Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc đang xếp vị trí đầu tiên, như hình minh họa dưới đây từ vneconomy.vn. 3 quốc gia này chiếm tới trên 80% kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam.

thủ tục xuất khẩu gỗ

Nếu quan tâm tới việc xuất khẩu nhóm mặt hàng này ra nước ngoài, thì bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các quy định nào? Câu trả lời trong phần tiếp theo đây.

Thủ tục xuất khẩu gỗ đi nước ngoài

Quy định về chính sách xuất khẩu gỗ

Về cơ bản, mặt hàng gỗ nói chung không phải là mặt hàng nằm trong danh mục bị cấm xuất khẩu hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn cần nắm được một số loại nằm trong diện bị hạn chế, thậm chí cấm xuất ra nước ngoài.

Cụ thể, trong danh mục gỗ cấm xuất khẩu có 1 số loại như:

  • Các loại gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước thuộc Phụ lục I của Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
  • Các loại gỗ thuộc loại thực vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được liệt kê tại Nhóm IA – Các loài thực vật rừng tại khoản 1, Điều, 4 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng 2 nghị định nêu trên và các quy định có liên quan để biết được loại hàng của mình có được xuất hay không.

Yêu cầu đối với hàng gỗ xuất khẩu

Để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần nắm được một số quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu. Căn cứ vào Điều 8 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP có thể tổng hợp được các yêu cầu như sau:

  • Gỗ xuất khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
  • Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.
  • Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định tại Nghị định này.
  • Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động xuất khẩu gỗ

Để giúp doanh nghiệp thuận lợi, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn các hoạt động liên quan đến quá trình xuất khẩu gỗ. Dưới đây là một số văn bản quy định pháp luật luật bạn có thể tìm đọc:

  • Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
  • Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
  • Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản;
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam;
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam về việc Công bố Danh mục các loài Động vật, Thực vật Hoang dã;
  • Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất nhập khẩu…

Mã HS của mặt hàng gỗ

Một trong những công việc quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu là bạn cần chú ý xác định đúng mã HS cho mặt hàng của mình, vận dụng các quy tắc và phương pháp áp mã HS, cũng như các quy định hiện hành.

Đối với mặt hàng gỗ, căn cứ vào Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 có thể xác định nhóm mặt hàng này thường có mã HS thuộc Chương 44.

Trong chương này của biểu thuế, bạn căn cứ vào thực tế của mặt hàng để xác định được chính xác mã HS cho hàng hóa của mình.

Trong trường hợp không thể xác định được mã HS, bạn nên liên hệ với các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn vị dịch vụ để được hỗ trợ.

Các bước làm thủ tục xuất khẩu gỗ

So với các mặt hàng thông thường, việc làm thủ tục xuất khẩu gỗ khá phức tạp, hồ sơ cần thêm nhiều loại chứng từ. Do đó, khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên thông qua công ty dịch vụ để làm thủ tục xuất khẩu.

Về cơ bản, quy trình xuất khẩu sẽ cần thực hiện 5 bước chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ lâm sản và làm các giấy tờ liên quan

Để xuất khẩu được gỗ, doanh nghiệp cần có một trong những giấy tờ sau:

  • Giấy phép CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử (nếu hàng hóa thuộc phụ lục CITES);
  • Giấy phép FLEGT: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử (nếu xuất sang EU);
  • Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập, nếu chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I;
  • Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở (nếu chủ gỗ không là doanh nghiệp Nhóm I).

Bước 2: Làm thủ tục kiểm dịch và hun trùng cho hàng hóa và chuyển ra cảng

Hoạt động kiểm dịch/hun trùng cho lô hàng sẽ được thực hiện tại xưởng hoặc tại cảng. Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp nên tiến hành kiểm dịch, hun trùng cho hàng hóa.

Bước 3: Làm hồ sơ và khai báo hải quan

Bước 4: Tiến hành thông quan tờ khai

Bước 5: Hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu

Sau khi đã thông quan cho lô hàng, bạn cần tập hợp và hoàn tất bộ hồ sơ chứng từ để gửi người mua, gửi trực tiếp hoặc thông qua Ngân hàng thanh toán, tùy theo phương thức thanh toán cụ thể quy định trong hợp đồng ngoại thương.

Trên đây là tóm tắt 5 bước chính, nên khá ngắn gọn. Trên thực tế, việc làm thủ tục xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ cũng khá phức tạp, nhất là khâu liên quan đến hồ sơ lâm sản. Vì thế, nếu chưa có kinh nghiệm thực hiện hoạt động xuất khẩu thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp để giảm bớt rủi ro trong khâu thủ tục.

thủ tục xuất khẩu gỗ

Hồ sơ hải quan cho mặt hàng gỗ

Để xác định được hồ sơ hải quan cho mặt hàng gỗ nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại Điều 8 và Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.

Đối với hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ đã được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Điều 10 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP. Theo đó, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, như:

  • Giấy giới thiệu
  • Tờ khai hải quan
  • Phiếu hạ hàng tại cảng
  • Hóa đơn thương mại
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu chủ gỗ ủy thác cho đơn vị khác) thì người xuất khẩu phải nộp thêm một số chứng từ khác:

Về cơ bản, hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ gồm có:

  • Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp.
  • Trường hợp gỗ không thuộc Phụ lục CITES:

Với lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU: Bản chính hoặc bản sao bản điện tử giấy phép FLEGT;

Với lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường ngoài EU:

  • Trường hợp chủ gỗ là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập.
  • Trường hợp chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I: Bản chính bảng kê gỗ xuất khẩu do chủ gỗ lập có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm.

Trên đây là những thông tin về làm thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ mà Vinalogs đã tổng hợp lại cho bạn cùng tìm hiểu, mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn phần nào đi tìm thông tin về làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp mình. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.