Hướng dẫn làm thủ tục xuất khẩu cà phê theo quy định hiện hành

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, quá trình làm thủ tục xuất khẩu cà phê ở một số đơn vị doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc. Vậy làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này thế nào cho đầy đủ nhất? Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu các bước công việc qua bài viết sau.

Thủ tục xuất khẩu cà phê

Đôi nét về cafe

Cà phê là một loại thức uống phổ thông được ủ từ bột làm từ hạt cà phê rang xay, hạt được lấy từ quả của cây cà phê. Nguyên gốc từ từ tiếng Pháp "café", loại cây này có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới châu Phi như Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion, cũng như các khu vực thuộc đường xích đạo.
Cây cà phê đã được trồng và xuất khẩu từ châu Phi sang hơn 70 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực gần đường xích đạo như châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê phổ biến nhất là cà phê chè và cà phê vối.

Sau khi chín, quả cà phê được thu hoạch, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tuỳ thuộc vào sở thích và yêu cầu của thị trường. Hạt cà phê rang sau đó được xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Cây cà phê được trồng phổ biến nhất tại vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là một loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn cho nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và khả năng xuất khẩu. Chính phủ cũng khuyến khích xuất khẩu cà phê để thúc đẩy xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại của đất nước.

Xuất khẩu cà phê có cần giấy phép xuất khẩu hay không?

Để xác định xem việc xuất khẩu cà phê có cần giấy phép xuất khẩu hay không, chúng ta cùng tìm hiểu quy định tại Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
  2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
  3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

  1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
  2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
  3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.”

Khi đối chiếu với các phụ lục đính kèm như trên thì cà phê không thuộc vào nhóm hàng cấm xuất khẩu và cũng không cần điều kiện gì khi xuất khẩu. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng xuất khẩu cà phê không nhất thiết phải có giấy phép.

Vì vậy, các doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê sẽ thực hiện các thủ tục xuất khẩu thông thường.

Mã HS Code và thuế XK mặt hàng cà phê

Theo biểu thuế XNK hiện hành, mặt hàng cafe có mã HS thuộc nhóm 0901. Tùy loại sản phẩm thuộc loại rang hay chưa rang, đã khử chất caffeine hay chưa, đã xay hay chưa xay… mà áp mã HS phù hợp. Cụ thể như bảng sau:

Mã HS Mô tả
0901 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.
– Cà phê, chưa rang:
090111 - Chưa khử chất caffeine:
09011110 – – – Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011190 – – – Loại khác
090112 – – Đã khử chất caffeine:
09011210 – – – Arabica WIB hoặc Robusta OIB
09011290 – – – Loại khác
– Cà phê, đã rang:
090121 – – Chưa khử chất caffeine:
09012110 – – – Chưa xay
09012120 – – – Đã xay
090122 – – Đã khử chất caffeine:
09012210 – – – Chưa xay
09012220 – – – Đã xay
090190 – Loại khác:
09019010 – – Vỏ quả và vỏ lụa cà phê
09019020 – – Các chất thay thế có chứa cà phê

Tương ứng với các mã HS ở trên, thuế VAT hàng xuất khẩu của mặt hàng cafe là 0%. Mặt hàng này cũng không nằm trong diện chịu thuế xuất khẩu.

Thủ tục xuất khẩu cà phê

Để thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê, bạn cần chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ theo quy định pháp luật, như sau:

  • Tờ khai hải quan: Bạn cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu số 01 Phụ lục II của Thông tư 39/2018/TT-BTC. Tờ khai làm bằng phần mềm và truyền điện tử.
  • Hóa đơn thương mại: Đối với trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, cần có hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương. Cần chuẩn bị 01 bản chụp của hóa đơn thương mại.
  • Giấy phép xuất khẩu: Cần chuẩn bị giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương. Số lượng bản phụ thuộc vào số lần xuất khẩu và quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: Cần có giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, hoặc các chứng từ khác liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành. Cần chuẩn bị 01 bản chính của giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.
  • Một số giấy chứng từ khác (theo yêu cầu của người mua): Chứng thư kiểm dịch (Phyto), Chứng nhận xuất xứ.

Các tài liệu và hồ sơ trên cần được nộp tới cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê. Cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra và hướng dẫn thủ tục cụ thể theo quy định.

Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê

Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu nên liên hệ với đối tác nhập khẩu để xác định liệu họ có yêu cầu kiểm dịch đối với cà phê hay không. Điều này giúp công ty chuẩn bị và tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.

Có hai trường hợp xảy ra khi xuất khẩu cà phê:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch: người xuất khẩu có thể không cần làm thủ tục kiểm dịch cho lô hàng cafe xuất khẩu của mình.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu kiểm dịch: căn cứ theo yêu cầu, người xuất khẩu Việt Nam cần làm thủ tục với cơ quan kiểm dịch thực vật để được cấp chứng thư.

Vì vậy, thủ tục xuất khẩu cà phê không quá phức tạp nếu bạn hiểu rõ quy trình và tuân thủ các yêu cầu của cơ quan kiểm dịch và cơ quan Hải quan.

Trên đây là nội dung bài viết thủ tục xuất khẩu cà phê. Nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu cà phê ra nước ngoài. Hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp một cách nhanh chóng.

Thủ tục hải quan & vận chuyển

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm!

Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu



New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.