Kim ngạch xuất khẩu là gì cùng những vấn đề xoay quanh nó

Kim ngạch xuất khẩu là gì? Thế nào là kim ngạch xuất khẩu? Chắc chắn là một người kinh doanh thì bạn phải hiểu rõ vấn đề này. Hãy cùng Vinalogs tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kim ngạch là gì?

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia trong một kỳ nhất định, sau đó được quy đổi đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định.

Ví dụ 1: trong tháng 6/2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 32,65 tỷ USD.

Ví dụ 2: Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu 2022, với kim ngạch đạt 55,96 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì thể hiện tài chính của của một nước càng phát triển. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp, lượng ngoại tệ thu về ít thì kinh tế được đánh giá là kém phát triển.

Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì

  • Kim ngạch xuất khẩu tiếng Anh là Export turnover.
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu trong tiếng Anh là Export-import turnover.

Kim ngạch nhập khẩu (Import turnover) là tổng giá trị nhập khẩu của các (hoặc một) hàng hoá nhập khẩu vào quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kỳ nhất định quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định.

Kim ngạch xuất nhập khẩu (Export-import turnover) là tổng kim ngạch nhập khẩu cộng tổng kim ngạch xuất khẩu.

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc gia

  • Tạo vốn cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho sản xuất trong nước
  • Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
  • Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
  • Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường
  • Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
  • Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia

Để chứng minh cho ý nghĩa của kim ngạch xuất khẩu cũng như cách tính của nó, chúng ta cùng tìm hiểu về thực trạng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 như sau:

Kim ngạch thương mại của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 103,9 tỷ USD, cao kỷ lục trong 10 năm, theo số liệu do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố.

Các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 25,76 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 24,8% tổng lượng hàng đi nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) vẫn chiếm phần lớn với 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%. và chiếm 75,2% tổng số.

Từ tháng 1 đến tháng 4, lĩnh vực công nghiệp nặng và khai khoáng báo cáo mức tăng trưởng cao nhất, tạo ra 57,58 tỷ USD doanh thu xuất khẩu, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Đứng thứ hai là các ngành công nghiệp nhẹ và thủ công (27,5%) và nông, lâm nghiệp (8,8%).

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu 16,8 tỷ USD, tăng 32,4%, tiếp theo là EU với 12,6 tỷ USD (tăng 18,1%).

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp theo là Hàn Quốc (16,9 tỷ USD), ASEAN (14,1 tỷ USD) và Nhật Bản (7,2 tỷ USD).

Tổng cục Thống kê cũng báo cáo thặng dư thương mại 1,29 tỷ USD và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ gần 1,7 triệu tỷ đồng (73,9 tỷ USD) trong 4 tháng đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Các giải pháp giúp tăng kinh ngạch xuất khẩu

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu, thì các nước cần đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung vào các giải pháp:

  • Tăng trưởng quy mô nền kinh tế: Thông qua việc đổi mới đồng bộ, nhanh chóng thể chế chính trị, kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô…Nâng cao năng xuất trong quản lý nhà nước, giảm thiểu tối đa các bất cập trong thủ tục hành chính, thuế, phí… Nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư từ đó tạo động lực cho việc sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu
  • Đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu
  • Cần tập trung cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hơn hình thành những mô hình, những khu sản xuất quy mô lớn đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật cao vào sản xuất
  • Phát triển giao thông và vận tải nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, và rủi ro cho sản phẩm; tập trung đầu tư cho công tác bảo quản sản phẩm để sản phẩm đảm bảo chất lượng, tăng thời gian sử dụng và có giá trị cao hơn
  • Tập trung vào những thị trường ở gần: Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là các nhóm hàng thô hoặc chưa qua chế biến. Vì vậy, nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào các thị trường gần hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để hạn chế được những tác động này. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải để giảm tối thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp khi tiếp cận những thị trường ở xa hơn

Trên đây là câu trả lời cho kim ngạch xuất khẩu là gì cùng phương hướng phát triển kim ngạch xuất khẩu trong tương lai. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hơn về tình hình kinh tế hiện nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.