Vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.

Các phương thức vận tải phổ biến hiện nay gồm:

Cần lưu ý, vận tải đa phương thức do 1 người vận tải chịu trách nhiệm trên cơ sở 01 hợp đồng và 1 chứng từ vận tải cho toàn chặng vận chuyển.


Quy định quốc tế về vận tải đa phương thức

Định nghĩa trên được nêu trong công ước của của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế trong một hội nghị tại Geneva ngày 24/8/1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980).

Tiếp đó Ủy ban của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã cùng Phòng thương mại quốc tế (ICC) đưa ra bản quy tắc chung về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD ICC Rules for Multimodal Transport Documents) có hiệu lực từ 1/1/1992.

Công ước Geneva 1980 cũng định nghĩa người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO) là “Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lý hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.

Quy định của Việt Nam về vận tải đa phương thức

Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 125/2003/NĐ-CP, và Thông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành;
  • Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức;
  • Thông tư 45/2011/TT-BTC về quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế;
  • Công văn 3038/TCHQ-GSQL thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC;
  • Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP.

Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  2. Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
  3. Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
  4. Có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Sau khi ra đời, Nghị định 87 được đánh giá làm “rối rắm” thêm vận tải đa phương thức, do có “Sáng tạo trong làm luật?”. Và một trong những vấn đề làm doanh nghiệp bối rối là cách thức lập hồ sơ xin được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Ngày 10/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, Doanh nghiệp Việt Nam muốn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  3. Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.

Bài viết liên quan:




Chuyển từ Vận tải đa phương thức về Trang chủ


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.