Bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát để giúp bạn nắm rõ các bước công việc cần thực hiện, tiền thuế phải nộp, cũng như các lưu ý quan trọng với mặt hàng này.
Về cơ bản, thủ tục cần làm cũng giống nhau giữa các mặt hàng tương tự:
Hiện nay, cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng cũng như đời sống nhân dân, quá trình xây dựng đang diễn ra rất sôi động, cả các công trình lớn của nhà nước, các khu công nghiệp, đến các dự án đô thị, và nhà ở của các hộ gia đình.
Với khối lượng lớn mà lĩnh vực xây dựng đang thực hiện, nhu cầu sử dụng gạch ốp lát cũng tăng rất mạnh. Và nguồn gạch men nhập khẩu là nguồn bổ sung đáng kể cho sản lượng gạch ốp lát mà các công ty trong nước có thể sản xuất.
Theo thống kê, hiện nước ta nhập lượng lớn gạch ốp lát các loại từ bình dân đến cao cấp, từ nhiều quốc gia, đi kèm với các thương hiệu gạch ốp lát nhập khẩu lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Italia… Sở dĩ gạch nhập được nhiều người ưa chuộng là do sản phẩm từ các nước này có mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng.
Về cơ bản, Nhà nước không có chính sách cấm, hay hạn chế gì đối với mặt hàng này. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát giống như các mặt hàng thông thường khác, chi tiết như chúng tôi nêu ở phần cuối bài.
Tuy nhiên, mặt hàng gạch ốp lát thuộc diện phải hợp quy và kiểm tra chất lượng, theo hướng dẫn tại Phần 3 Thông tư 19/2019/TT-BXD, và Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD.
“Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 của Quy chuẩn này dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.”
Chính sách này cũng áp dụng tương tự như đối với mặt hàng Đá granite, đá marble nhập khẩu.
Căn cứ vào tính chất, cấu tạo, đặc điểm… của hàng hóa, kết hợp với vận dụng các quy tắc áp mã để xác định mã HS cho mặt hàng mà bạn cần nhập khẩu. Có như vậy mới giải quyết đúng thủ tục nhập khẩu, tính và nộp thuế chính xác.
Dưới đây là những Mã HS của nhóm hàng gạch ốp lát mà bạn có thể tham khảo:
Căn cứ vào thực tế hàng hóa, bạn xác định được mã HS của lô hàng. Sau đó, bạn tra cứu biểu thuế nhập khẩu gạch ốp lát tương ứng với mã HS và xuất xứ, để tính toán số tiền thuế phải nộp, trong đó có thuế nhập khẩu và thuế VAT cho hàng nhập khẩu.
Chẳng hạn, với mặt hàng gạch lát nền chứa plastic, mã HS là 68114021, nếu nhập từ Ấn Độ (có C/O form AI) hoặc từ Trung Quốc (Form E), thì thuế nhập khẩu đều giảm về 0%, và thuế VAT là 10%.
Như trên đã đề cập, mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu cần làm các bước công việc liên quan đến hợp quy, kiểm định chất lượng, và thông quan hàng hóa. Trong đó, bạn sẽ làm việc với 3 cơ quan khác nhau:
Tôi liệt kê như vậy để bạn không bị nhầm lẫn khi đọc các bước thực hiện tiếp theo đây…
Hồ sơ đăng ký Kiểm định chất lượng gồm:
Lưu ý: hiện có sự chưa thống nhất trong việc áp dụng nội dung: hồ sơ kiểm định nộp cho Sở XD ở tỉnh thành nào? Tại cảng hay nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Theo tinh thần trong công văn số 3138/BXD-VLXD và 3148/BXD-VLXD, thì nhà nhập khẩu có thể đăng ký tại địa phương của mình, hoặc nếu cơ quan tại đó chưa làm, thì đăng ký tại Sở XD của cửa khẩu nhập hàng về (như Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. HCM…).
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy có ký đóng dấu, rồi nộp cho Sở Xây dựng tại nơi Doanh nghiệp của bạn, hoặc tại tỉnh thành có cửa khẩu. Như công ty chúng tôi hay làm thì nộp tại Sở Xây dựng Hải Phòng, hoặc thỉnh thoảng cũng có có khách hàng yêu cầu làm tại Sở tại Hà Nội. Nếu hồ sơ đầy đủ chuẩn chỉnh, thường sau 1-2 ngày sẽ được cấp số đăng ký, và đóng dấu đỏ cùng chữ ký lãnh đạo Sở.
Giờ bạn làm bước tiếp theo…
Sau khi được Sở xây dựng cấp số đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn nhập nội dung và truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS. Lưu ý đính kèm file Đăng ký KTCL, cùng với Invoice, Bill, C/O…
Trước đây, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan, gồm:
Nhưng gần đây, đến đầu năm 2022, tại các hầu hết các chi cục hải quan (đặc biệt tại Hải Phòng, Cát Lái), người khai chỉ cần truyền điện tử các file qua phần mềm để hải quan kiểm tra hồ sơ. Riêng với giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thì vẫn cần kiểm tra bản gốc để chấp nhận ưu đãi thuế.
Khi chứng từ hợp lệ, hải quan đồng ý cho Doanh nghiệp đem hàng về kho bảo quản, chờ lấy mẫu giám định.
Lúc này bạn thu xếp xe để đưa hàng về kho, sau đó làm việc với 1 cơ quan kiểm định đủ điều kiện (như Vinacontrol, Vinacert, ACC…), và mời họ đến kiểm định hàng hóa.
Đơn vị này sẽ làm thủ tục lấy mẫu và kiểm định hàng hóa theo quy trình của họ, phù hợp với Quy định của Nhà nước.
Khi hàng đạt chất lượng sẽ được cấp 2 giấy tờ:
Bạn nộp tiếp (bản gốc) 2 giấy tờ nêu trên cho Sở Xây dựng (ở bước 1 nêu trên). Cơ quan này sẽ phát hành 1 giấy tờ “Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”. Trong đó có nội dung kết luận: hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Bạn đem bản gốc Thông báo trên của Sở XD nộp cho hải quan, để họ thông quan cho lô hàng.
Đến đây là bạn đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát.
Có thể nói cũng hơi lằng nhằng 1 chút, vì có tới mấy cơ quan tham gia vào việc xử lý thủ tục. Với những ai mới làm lần đầu, thì có thể hơi khó hiểu. Vì vậy tôi đã cố gắng mô tả chi tiết từng bước công việc, để bạn không thấy bối rối.
Như vậy, tôi đã hướng dẫn các bước để làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát. Bạn có thể tham khảo để tự thực hiện cho công ty mình.
Nếu bạn muốn hợp tác với đơn vị dịch vụ chuyên làm thủ tục thông quan cho mặt hàng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo link sau nhé.
![]() |
Thủ tục hải quan & vận chuyển Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi! |
Tham gia nhóm Zalo:
Tham gia nhóm Facebook:
và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...
Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.
(Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file)
New! Comments
Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.