Phương thức thanh toán D/P là gì?

Bạn có biết DP là gì trong thanh toán quốc tế không? Cách thực hiện thế nào? Có gì rủi ro và phương án khắc phục…?

Bài viết này sẽ thảo luận chi tiết về những nội dung trên.

Trước hết là khái niệm...

Thanh toán DP là gì

Phương thức thanh toán D/P là gì?

D/P là viết tắt của cụm từ Documents against Payment, dịch ra tiếng Việt là: trả tiền để được nhận chứng từ. Đây là phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu phải thanh toán cho ngân hàng (do người xuất khẩu ủy quyền) thì mới được nhận bộ chứng từ hàng hóa để có thể làm thủ tục nhận hàng.

Cụ thể hơn, theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương, người bán (người xuất khẩu) chuyển hàng và giao bộ chứng từ và ủy quyền cho ngân hàng của mình thông báo và xuất trình cho người mua (người nhập khẩu). Người mua có thể xem trước, nhưng phải thanh toán thì mới được nhận bộ chứng từ này.

Thông thường, bộ chứng từ thường gồm các loại giấy tờ như:

Giấy tờ kể trên, nhất là vận đơn, phải là chứng từ gốc vì có liên quan đến quyền sở hữu đối với lô hàng. Người mua thanh toán để nhận chứng từ sở hữu, thì mới có thể làm thủ tục hải quan để nhận hàng.

2 loại thanh toán D/P

  • D/P at sight: người mua phải trả tiền ngay khi ngân hàng xuất trình bộ chứng từ.
  • D/P X days sight: người mua trả tiền sau X ngày kể từ ngày ngân hàng giao bộ chứng từ. Hình thức này vẫn là D/P nhưng có phần dễ dàng hơn cho người mua, có thể thấy hơi giống với D/A nêu trong phần dưới.

D/P khác D/A thế nào?

Trong thực tế, ngoài D/P bạn có thể gặp 1 phương thức gần giống như vậy. Đó là D/A. Vậy 2 loại này khác nhau thế nào?

Cả 2 đều là phương thức nhờ thu, nghĩa là người xuất khẩu ủy quyền và nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua.

Tuy nhiên, với D/A - Documents against Acceptance, người mua chỉ cần chấp nhận thanh toán (hối phiếu trả chậm) là đã có thể nhận chứng từ từ ngân hàng.

>> Tìm hiểu chi tiết phương thức D/A là gì?

Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán D/P là gì?

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Phương thức thanh toán DP khá đơn giản và dễ dàng áp dụng, vì các bên chỉ cần thực hiện các thủ tục thông thường tại ngân hàng và gửi tài liệu chứng từ liên quan đến hàng hóa cho nhau.
  • Tốn ít chi phí: do ngân hàng chỉ thu hộ tiền nên tính phí hợp lý hơn phương thức thanh toán L/C.

Nhược điểm:

  • Rủi ro về tài chính: Bên bán hàng có thể gặp rủi ro nếu bên mua hàng không thực hiện thanh toán đầy đủ.
  • Rủi ro về hàng hóa: Người mua không được kiểm tra trước hàng hóa, do đó sẽ có rủi ro nếu hàng hóa không đúng như thỏa thuận đặt hàng.

Các bước trong quy trình thanh toán D/P

Quy trình thanh toán nhờ thu D/P (Documents against Payment) bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bên mua và bên bán thống nhất về điều kiện giao hàng và thanh toán trong hợp đồng mua bán (Sales Contract).
  • Bước 2: Bên bán gửi hàng qua đơn vị vận chuyển (hãng tàu, NVOCC, hoặc công ty forwarding).
  • Bước 3: Bên bán chuẩn bị tài liệu chứng từ theo yêu cầu trong hợp đồng.
  • Bước 4: Bên bán gửi tài liệu chứng từ đến ngân hàng của bên mình để nhờ thu tiền. Ngân hàng sẽ kiểm tra tài liệu chứng từ và đảm bảo tính hợp lệ của chúng.
  • Bước 5: Ngân hàng của bên bán sẽ thông báo cho ngân hàng của bên mua về việc nhận tài liệu chứng từ.
  • Bước 6: Ngân hàng của bên mua sẽ thông báo cho bên mua về việc nhận tài liệu chứng từ và yêu cầu thanh toán.
  • Bước 7: Bên mua sẽ thực hiện thanh toán cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ. Ngân hàng sẽ tiếp nhận thanh toán và chuyển tiền cho ngân hàng của bên bán.
  • Bước 8: Ngân hàng của bên bán sẽ chuyển tiền đến tài khoản của bên bán.
  • Bước 9: Bên mua làm thủ tục nhận hàng.

Quy trình thanh toán nhờ thu D/P sẽ kết thúc khi bên mua xác nhận nhận hàng và bên bán nhận được thanh toán.

Trên đây, bạn đã được giải thích chi tiết phương án DP là gì, ưu nhược điểm thế nào, và các bước thực hiện ra sao. Hy vọng qua viết, bạn hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán nhờ thu nói riêng, cũng như thanh toán quốc tế nói chung trong giao giao dịch thương mại quốc tế cũng như trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.