Giá cước vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

Người làm xuất nhập khẩu chắc hẳn cần tham khảo giá cước vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam để phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng từ quốc gia láng giềng.

Nếu bạn là nhà nhập khẩu, thì chỉ quan tâm đến giá cước biển nếu điều kiện giao hàng là nhóm E và nhóm F trong Incoterms, phổ biến là:

  • ExWork - nhận hàng tại xưởng hoặc nhà máy của người bán
  • FOB - nhận hàng tại cảng Trung Quốc sau khi đã thông quan xuất khẩu

Khi đó, người mua hàng Việt Nam sẽ cần liên hệ với công ty vận chuyển để thu xếp chuyển hàng về Việt Nam. 

Trong bài viết này Vinalogs sẽ gửi đến bạn bảng giá cước cập nhật thường xuyên cho cả hàng đóng nguyên container (FCL) hoặc hàng đóng ghép (LCL). Cũng xin được lưu ý: đây là con số tham khảo, có thể biến động theo thời gian. Bạn vui lòng liên hệ để được cập nhật báo giá trực tiếp.

Container ship at sea

Trung Quốc là nước có nhiều cảng lớn. Thực tế, trong Top 10 cảng lớn nhất thế giới thì có tới 7 cảng của Trung Quốc, theo thứ tự bao gồm: 

  1. Thượng Hải (Shanghai), 
  2. Ning Ba (Ningbo), 
  3. Thâm Quyến (Shenzhen), 
  4. Quảng châu (Guangzhou),
  5. Thanh Đảo (Qingdao), 
  6. Hồng Kông (Hongkong), 
  7. Thiên Tân (Tianjin).

>> Tìm hiểu thêm về các cảng biển lớn nhất của Trung Quốc

Hàng hóa từ các cảng này đi khắp thế giới, trong đó có các chuyến tàu tới Việt Nam. Trong phần dưới đây, tôi sẽ liệt kê giá cước vận chuyển bằng container đường biển cho các tuyến chính.

Giá cước nguyên container FCL từ Trung Quốc về Việt Nam

Bảng cước FCL Trung Quốc - Việt Nam được Vinalogs tổng hợp như dưới đây:

Cập nhật: 30/09/2023

POL POD 20'DC 40'DC 40'HC Via T/T
NINGBO HOCHIMINH 50 80 80 Direct 6
HAIPHONG 20 55 55 Direct 6
SHANGHAI HOCHIMINH 80 120 120 Direct 6
HAIPHONG 30 60 60 Direct 6
SHENZHEN HOCHIMINH -20 10 10 Direct 2
HAIPHONG -20 -40 -40 Direct 2
GUANGZHOU HOCHIMINH -90 -110 -110 Direct 3
HAIPHONG -185 -235 -235 Direct 3
XIAMEN HOCHIMINH 25 50 50 Direct 4
HAIPHONG 35 70 70 Direct 4
QINGDAO HOCHIMINH 195 210 210 Direct 8
HAIPHONG 80 160 160 Direct 8
TIANJIN HOCHIMINH 185 225 225 Direct 12
HAIPHONG 160 210 210 Direct 10
DALIAN HOCHIMINH 150 300 300 Direct 11
HOCHIMINH -30 -30 -30 Hongkong 5
FOSHAN HOCHIMINH 0 0 0 Hongkong 5
HAIPHONG 0 -30 -30 Hongkong 5

    * Ghi chú: Giá cước tính theo USD; POL: cảng xếp; POD: cảng dỡ.

Như bảng trên đã cho thấy, giá vận chuyển container từ Trung Quốc về Việt Nam hiện tại đã giảm nhiều so với giai đoạn cao điểm giữa năm 2022. Vào thời điểm đó, cước biển lên tới trên 1500usd/20’ và trên 2500usd/40’. Đến đầu năm 2023, mức cước đã trở về mức thấp ổn định ngang với trước đại dịch Covid, đâu đó chỉ khoảng vài chục usd/cont. Có hãng tàu còn báo cước biển bằng 0 (zero), thậm chí cước âm (tại sao cước biển âm tôi sẽ nêu trong phần dưới).

Hàng FCL là gì? Khi nào nên chọn hình thức này

Với những ai chưa quen thuật ngữ, thì FCL là hình đóng hàng vào đủ nguyên container, không ghép với lô hàng khác.

Hình thức này phù hợp với những lô hàng có lượng tương đối lớn, đủ đóng vào ít nhất 1 container. Với lượng hàng nhỏ, thì hình thức đóng ghép với lô hàng khác (LCL nêu trên) sẽ khả thi hơn về mặt chi phí.

Khi đóng nguyên container, mặc dù phải chịu các khoản phí của cả cont, nhưng bù lại hàng hóa sẽ được bảo quản tốt hơn, không phải đóng rút hàng ra vào nhiều lần như hàng đóng ghép. Tất nhiên điều đó cần trừ trường hợp phải mở container để hải quan kiểm hóa, hoặc lấy hàng phục vụ việc kiểm tra chuyên ngành.

>> Tìm hiểu thêm về hàng FCL

Giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL từ Trung Quốc về Việt Nam

Bảng cước LCL Trung Quốc - Việt Nam do Vinalogs cập nhật như dưới đây:

giá cước vận chuyển đường biển từ trung quốc về việt nam

Có thể một số bạn chưa quen, còn thắc mắc hàng LCL là gì, và khi nào nên chọn hình thức này. Tôi sẽ giải thích thêm một chút.

Trong vận tải biển, LCL là hình thức đóng ghép nhiều lô hàng vào chung 1 container. LCL là viết tắt của từ tiếng Anh đầy đủ Less than Container Load.

Hình thức này phù hợp với những lô hàng nhỏ, được đóng trong container đường biển, nhưng không đủ lượng (hoặc không khả thi về chi phí) để sử dụng nguyên cả 1 container.

>> Tìm hiểu chi tiết về hình thức LCL

Với các cảng nhỏ khác của Trung Quốc mà không có tên trong bảng trên (Nansha, Zhanjiang, Lianyungang...), vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có giá cước tốt nhất.

Thời gian vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu?

Thời gian hàng hóa vận chuyển chặng đường biển được gọi là Transit Time, thường viết tắt là T/T, bao gồm cả thời gian tàu ghé vào làm hàng tại các cảng khác trên đường vận chuyển. Chẳng hạn nếu hãng tàu dự báo T/T là 12 ngày từ Shanghai về Cát Lái, thì không hẳn chỉ là thời gian tàu chạy trên biển, mà có thể gồm cả thời gian tàu ghé vào bốc dỡ thêm hàng ở 1 vài cảng trên chặng đường đó như: Xiamen, Shenzhen…

Tùy theo các yếu tố: khoảng cách giữa cảng xếp dỡ, lộ trình của tàu biển, có đi trực tiếp (direct) hay chuyển tải (transit), tốc độ khai thác của tàu, điều kiện thời tiết, mức độ thông thoáng tại các cảng (không bị tắc nghẽn)... mà thời gian có sự thay đổi.

Lưu ý: đối với chủ hàng, khoảng thời gian T/T dài hay ngắn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của lô hàng. Chẳng hạn nếu T/T dài quá dễ gây chậm trễ tiến độ và có thể làm phát sinh phí chậm giao hàng. Ngược lại, nếu thời gian T/T nhanh quá, nhất là với cảng gần như Hong Kong về Hải Phòng trong chưa đến 2 ngày, sẽ có thể gây phát sinh phí DEM (phí lưu cont) tại cảng dỡ, do hàng đến nhưng phải chờ chứng từ về mới được thông quan… Với những lô hàng gấp, chủ hàng có thể cân nhắc chọn phương thức vận chuyển crossing-border qua cửa khẩu biên giới đường bộ như Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai để rút ngắn thời gian.

Để áng chừng được thời gian vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu, bạn có thể xem bản đồ để biết tuyến đường, từ đó đưa ra được con số ước tính.

Dưới đây là sơ đồ vị trí các cảng biển lớn của Trung Quốc để bạn dễ hình dung tuyến đường biển về Việt Nam. Còn cảng ở Việt Nam, tôi nghĩ chắc hẳn bạn đã hình dung được vị trí rồi.

giá cước vận chuyển đường biển từ trung quốc về việt nam

(Nguồn: HP Toàn Cầu)

Theo vị trí tương đối trên bản đồ, thì những cảng phía Bắc như Thượng Hải (Shanghai), Dalian (Đại Liên), Tianjin (Thiên Tân), Qingdao (Thanh Đảo)… nằm xa nhất, thời gian vận chuyển về cảng của Việt Nam dao động từ 7-10 ngày. Nếu phải chuyển tải tại 1 cảng trung gian, chẳng hạn Hongkong, thời kéo dài thêm, có thể lên tới cả tuần lễ.

Còn các cảng phía Nam của Trung Quốc như Zhanjiang (Trạm Giang), Guangzhou (Quảng Châu), Shenzhen (Thẩm Quyến)… thì vị trí gần về phía Việt Nam hơn, do đó thời gian vận chuyển cũng ngắn hơn, thường chỉ tầm vài ba ngày.

Nếu mọi yếu tố không có gì bất thường, thì thời gian vận chuyển trên biển có thể dự kiến tương đối chính xác. Dưới đây là khoảng thời gian dự tính của các hãng tàu, nếu đi direct, còn nếu phải chuyển tải thì bạn dự trù thêm khoảng 5-7 ngày.

Với hàng đóng ghép LCL, còn phát sinh thêm thời gian đóng hàng và dỡ hàng khỏi container tại kho gom hàng lẻ (CFS). Thông thường sẽ mất thêm 1-2 ngày để đóng và dỡ hàng tại mỗi đầu cảng nữa.

Dưới đây là ước tính thời gian vận chuyển biển về 3 cảng chính của Việt Nam, có sự khác nhau giữa các hãng tàu

Thời gian vận chuyển từ Trung Quốc về cảng Hải Phòng

Transit Time Carrier POL POD
7-11 days EMC, APL, YANGMING Dalian Hai Phong
9-11 days OOCL, COSCO Tianjin Hai Phong
2-4 days HAPAG LLOYD, APL… Yantian Hai Phong
7-9 days ALIANCA, CNC, APL… Qingdao Hai Phong
6-8 days APL, EMC, COSCO… Lianyungang Hai Phong
3-5 days SML, CNC, CMA… Shanghai Hai Phong
4-6 days CNC, APL, OOCL… Ningbo Hai Phong
7-9 days CNC, CMA, EMC… Wenzhou Hai Phong
3-5 days APL, MCC, ONE… Xiamen Hai Phong
3-5 days YANGMING, COSCO… Shantou Hai Phong
2-4 days CNC, COSCO, CMA… Shenzhen Hai Phong
1-2 days COSCO, APL, CNC… Hongkong Hai Phong
2-4 days APL, COSCO, YML… Guangzhou Hai Phong
2-4 days ONE,YANGMING,… Zhanjiang Hai Phong
4-6 days WANHAI, CNC, ONE Haikou Hai Phong

Thời gian vận chuyển từ Trung Quốc về cảng Tp. HCM

Transit Time Carrier POL POD
10-13 days CMA, COSCO, OOCL… Dalian Ho Chi Minh
11 days YML, MCC, CMA, … Tianjin Ho Chi Minh
8-11 days CMA, CNC, COSCO… Yantai Ho Chi Minh
9-10 days COSCO, SML, MCC… Qingdao Ho Chi Minh
8-17 days CNC, COSCO… Lianyungang Ho Chi Minh
5-7 days NAMSUNG, CK, TSL… Shanghai Ho Chi Minh
5-7 days KMTC, HMM, IAL… Ningbo Ho Chi Minh
6-9 days MCC, CMA, CNC… Wenzhou Ho Chi Minh
3-5 days PIL, OOCL, YML… Xiamen Ho Chi Minh
2 -5 days CNC, COSCO, APL… Shantou Ho Chi Minh
2-4 days EMC, COSCO, IAL Shenzhen Ho Chi Minh
3 -4 days OOCL, TS LINE Hongkong Ho Chi Minh
3-4 days COSCO, HMM Guangzhou Ho Chi Minh
5-7 days APL, CNC, COSCO… Zhanjiang Ho Chi Minh
6-8 days ONE, CMA, CNC… Haikou Ho Chi Minh

Thời gian vận chuyển từ Trung Quốc về cảng Đà Nẵng

Transit Time Carrier Departure Arrival
11-14 days CNC, APL, CMA… Dalian Da Nang
10-31 days OOCL, COSCO Tianjin Da Nang
8-14 days CMA, CNC, MCC Yantai Da Nang
7-9 days COSCO, WHL, CNC Qingdao Da Nang
8-11 days CNC, CMA, YML Lianyungang Da Nang
5-8 days ZIM, APL, YML Shanghai Da Nang
4-6 days GSL, APL, ZIM Ningbo Da Nang
7-9 days CNC, CMA, APL Wenzhou Da Nang
1-3 days APL, YML, WHL Xiamen Da Nang
4-6 days WHL, YML, EMC Shantou Da Nang
3-5 days CMA, CNC Shenzhen Da Nang
1-3 days APL, CNC, CMA Hongkong Da Nang
4-11 days YANGMING Guangzhou Da Nang
5-7 days APL, CNC Zhanjiang Da Nang
7-17 days CNC, HAPAG-LLOYD Haikou Da Nang

Các phụ phí cước biển cho hàng từ Trung Quốc

Ngoài khoản cước biển như đã nêu ở trên, còn các khoản phụ phí thu tại 2 đầu cảng xếp, cảng dỡ. Tùy theo điều kiện mua bán (Incoterms) mà phụ phí này do phía nào thanh toán.

  • Với điều kiện FOB: người mua hàng Việt Nam chỉ phải chịu Local Charges tại cảng dỡ của Việt Nam.
  • Với điều kiện ExWork: người mua nhận hàng tại nhà máy, thu xếp hàng ra cảng vận chuyển về Việt Nam, do đó phải chịu phụ phí cả 2 đầu cảng xếp và dỡ.

Dưới đây là các khoản phụ phí phổ biến tại các đầu cảng, và dự tính mức phí trung bình do các hãng vận chuyển thu.

Phụ phí tại cảng xếp hàng ở Trung Quốc

Thông thường, hãng vận chuyển (hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận chuyển) sẽ thu các khoản sau:

  • Phí chứng từ (Docs)
  • Phí chì niêm phong (Seal)
  • Phí THC đầu cảng xếp (phí làm hàng)
  • Phí LSS (phụ phí lưu huỳnh)

Phụ phí tại cảng dỡ hàng ở Việt Nam

Tại cảng dỡ, các hãng vận chuyển thường thu các loại phí sau:

  • Phí THC đầu cảng dỡ
  • Phí phát lệnh giao hàng (D/O)
  • Phí mất cân bằng vỏ container (CIC)
  • Phí làm hàng (Handling)
  • Phí DEM DET (lưu cont lưu bãi), nếu phát sinh
  • Đối với hàng ghép cont (LCL): thêm phụ phí làm hàng tại kho CFS, lưu kho (Storage Charge), Handling…

>> Tìm hiểu thêm về các loại phụ phí trong vận tải biển

Thông thường, mức thu phụ phí tại Việt Nam dao động trong khoảng như sau:

  • D/O: 40usd/bill
  • THC: 130-150usd/20'; 180-220usd/40'
  • CIC: 60-100usd/20'; 120-240usd/40'
  • Vệ sinh container: 10-15usd/cont

Chủ hàng cần làm rõ có các khoản phụ phí nào phát sinh, và do bên mua hay bên bán phải trả. Theo kinh nghiệm của tôi, thỉnh thoảng có trường hợp phía người bán tìm cách “đẩy” khoản phí nào đó (như LSS) sang cho người mua.

Thêm nữa, nhiều khi chủ hàng ở Việt Nam thấy hãng vận chuyển báo cước 0 đồng, thậm chí “cước âm” và không hiểu tại sao. Thực tế, tổng số tiền mà chủ hàng 2 phía người mua và người bán phải trả không bao giờ là con số âm. Nếu cước biển thấp, thì cộng với các khoản phụ phí 2 đầu cảng, con số tổng vẫn sẽ là số dương, và đó là khoản mà hãng tàu thu được.

Dịch vụ vận chuyển đường biển của Vinalogs tuyến Trung Quốc về Việt Nam

Với trên 10 năm kinh nghiệm phục vụ khách hàng nhập khẩu chính ngạch từ nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, công ty Vinalogs chúng tôi hiểu nhu cầu và có giải pháp cho các khách hàng.

Hợp tác với Vinalogs, khách hàng được cam kết về chất lượng dịch vụ:

  • Lịch trình vận chuyển nhiều lựa chọn, phù hợp với thời gian kế hoạch;
  • Kinh nghiệm phục vụ nhiều loại hàng, trong đó có nhóm mặt hàng thiết bị vệ sinh, đồ gia dụng, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, thực phẩm, mỹ phẩm...;
  • Giá cước luôn được cập nhật và cạnh tranh nhất thị trường;
  • Vận chuyển được từ hầu hết các cảng của Trung Quốc theo đường chính ngạch (chúng tôi không làm hàng tiểu ngạch), về các cảng chính của Việt Nam (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cát Lái, Cái Mép);
  • Tiên liệu và giải quyết nhiều vấn đề có thể phát sinh;
  • Cung cấp trọn gói các dịch vụ tại đầu cảng: dịch vụ khai quan, kiểm tra chuyên ngành…
  • Tư vấn miễn phí cho khách hàng lựa chọn được phương án tối ưu.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cước vận chuyển cho hàng nhập khẩu của bạn từ Trung Quốc về Việt Nam. Đảm bảo dịch vụ tin cậy, giá cước cạnh tranh nhất!

Xe container chở hàng hóa

Vận chuyển & thủ tục hải quan

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi!