FCL là gì? Sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển FCL là LCL

Ai làm xuất nhập khẩu hoặc giao nhận vận chuyển chắc hẳn cũng đã từng thắc về khái niệm FCL là gì.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngành vận tải đã tạo ra container, giúp cải thiện đáng kể thời gian đóng hàng và thời gian xếp dỡ. Ngày nay, container được chuẩn hóa và thống nhất kích thước của các loại container, tạo sự thuận lợi cho các bên vận chuyển hàng hóa bằng 2 hình thức phổ biến là FCL và LCL. Trong khuôn khổ bài viết này, Vinalogs cùng các bạn đi tìm hiểu về hình thức thứ nhất – FCL.
Vậy…

fcl là gì

FCL là gì?

FCL là viết tắt của cụm từ Full Container Load, nghĩa là gửi hàng nguyên cả container. Tức là khi bạn thỏa thuận với hãng vận tải, hãng sẽ cấp cho bạn vỏ container rỗng và bạn được toàn quyền sử dụng container đó cho việc đóng hàng của mình (mà không chung với chủ hàng khác).

Chữ full trong cụm từ FCL này được hiểu là bạn có thể đóng đầy hàng hóa vào container. Có thể chứ không bắt buộc, nên đóng đầy hay vơi là quyết định của bạn, miễn bạn thông báo trước cho hãng vận tải và không vi phạm các tiêu chuẩn và quy định về xếp dỡ, tải trọng, hay tiêu chuẩn hàng hải.

>>Tìm hiểu thêm về hình thức vận chuyển hàng tương tự FTL

Lợi ích của việc vận chuyển hàng FCL

Đối với chủ hàng

  • Giúp tiết kiệm chi phí, dễ tính toán hơn khi lô hàng đủ lớn. Hãng vận tải không tính cước theo đơn vị tấn hay khối mà tính theo đơn vị 1 container, nên bạn có thể sử dụng 50% hay 100% sức chứa của cont thì cước vẫn không thay đổi.
  • Chất lượng hàng hóa khi được vận chuyển trong các container cũng sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi hàng hóa của chủ hàng khác hay quá trình xếp dỡ trung gian giống như hình thức đóng chung cont - LCL (các bạn tìm hiểu thêm về loại hình này trong bài viết ở link đính kèm). Hàng hóa được đóng cont và kẹp 1 số chì duy nhất từ cảng xếp đến cảng dỡ.

Đối với người cung cấp dịch vụ vận tải

  • Việc sử dụng hàng FCL giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp đến từ phía khách hàng.
  • Tiết kiệm thời gian bốc xếp, làm hàng tải cảng và các điểm giao nhận.
  • Dễ tính toán lợi nhuận hơi so với phương án bố trí LCL.

Quy trình khai thác hàng FCL

  • Chủ hàng đóng hàng vào container kho riêng/bãi container. Container được niêm phong kẹp chì.
  • Chủ hàng/công ty giao nhận vận chuyển container đến CY cảng đi, giao cho người vận chuyển để chờ xếp lên tàu.
  • Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu vận chuyển đến cảng đến.
  • Tại cảng đến, người chuyên chở bằng chi phí của mình, dỡ container ra khỏi tàu, chuyển về CY.
  • Người chuyên chở giao container cho người nhận hàng/công ty giao nhận CY cảng đến.
fcl là gì

Trách nhiệm của các bên trong FCL

Trách nhiệm của người thuê vận tải

Người thuê vận tải FCL cần có trách nhiệm:

  • Vận chuyển container rỗng về kho hoặc nơi chứa hàng của mình để đóng hàng;
  • Đóng hàng vào container (kể cả việc chất xếp hàng, chèn lót, và chằng buộc hàng trong container);
  • Đánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở;
  • Niêm phong kẹp chì, và làm thủ tục hải quan (với hàng hóa xuất khẩu). Lưu ý chỉ được dùng chì mà hãng vận tải cấp;
  • Vận chuyển và giao container cho hãng vận tải tại địa điểm mà hãng chỉ định;
  • Chịu các chi phí liên quan tới quy trình trên.

Ngoài ra, người thuê vận tải cũng có thể mang hàng đến địa điểm mà container của hãng đang nằm tại đó để đóng hàng. Cách này thì ít được sử dụng vì tốn kém chi phí hơn so với việc kéo vỏ cont về tận kho để đóng xếp hàng.

Trách nhiệm của hãng vận tải

Người chuyên chở sẽ phải có trách nhiệm như sau:

  • Phát hành vận đơn cho người thuê vận tải. Chứng từ này cực kỳ quan trọng, các bạn có thể tham khảo bài viết trước đây mà Vinalogs đã phân tích.
  • Bốc container từ bãi container cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên tàu.
  • Tổ chức vận tải container hàng nguyên chì theo yêu cầu trước đó của người thuê.
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
  • Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ.
  • Chịu các trách nhiệm liên quan tới quy trình nói trên.

Trách nhiệm của người nhận hàng tại cảng đích

  • Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng
  • Đảm bảo nhận container nguyên chì từ hãng tàu.
  • Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
  • Vận chuyển container về kho bãi của mình, nhanh chóng rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở (hoặc đơn vị cho thuê container)
  • Chịu mọi chi phí liên quan tới quy trình nói trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi chứa container.

Tựu chung lại

Ngày nay hầu hết các loại hàng hóa đều có thể đóng container (phổ biến là 20ft40ft) nên cả người thuê vận tải và người cung cấp dịch vụ vận tải cần tính tính toán cụ thể để mang lại hiệu quả vận tải tối ưu nhất.
Vậy lô hàng của bạn thì sao? Liệu có phù hợp với phương án đóng hàng FCL hay không? Những thắc mắc này sẽ được Vinalogs giải đáp và tư vấn miễn phí, nên hãy LIÊN HỆ ngay với chúng tôi bạn nhé.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.