Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

Bạn muốn làm thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất? Vậy trong bài viết này tôi và các bạn sẽ cùng nhau tìm hiểu cách làm và một số lưu ý khi thực hiện.

Máy móc, thiết bị, dây chuyền là gì? Phân loại thế nào?

Máy móc, thiết bị, dây chuyền là những tài sản hữu hình (ngoại trừ bất động sản), để phục vụ tạo ra thu nhập cho người chủ sở hữu.

Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

Dây chuyền là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.

Đầu tiên phải thừa nhận rằng máy móc, thiết bị, dây chuyền là một phạm vi rất rộng. Nếu câu hỏi của bạn là thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền, thì sẽ tương đối khó để trả lời. Vì vậy, khi muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu một lô máy móc, thiết bị, dây chuyền nào đó bạn hãy cung cấp thêm thông tin chi tiết để phân loại hàng hóa, bởi mỗi loại sẽ có những chính sách nhập khẩu tương ứng, và không giống nhau.

Để dễ dàng hơn, chúng ta sẽ phân loại máy móc, thiết bị, dây chuyền mà bạn cần nhập khẩu. Phân loại càng chi tiết, bạn sẽ càng dễ tìm hiểu chính sách mặt hàng của chúng.

  1. Theo ngành sử dụng: Máy trong lĩnh vực nông nghiệp, máy trong lĩnh vực công nghiệp, máy trong lĩnh vực giao thông vận tải, máy trong lĩnh vực y tế,...
  2. Theo hình thức: Máy mới và máy cũ. Trong bài viết này, tôi sẽ tập chung chủ yếu về các loại máy móc, thiết bị, mới 100%, còn máy cũ, máy đã qua sử dụng sẽ thông tin đến các bạn trong bài viết khác.

    Nôm na máy móc mới 100% là máy được sản xuất và xuất xưởng và chưa đi vào vận hành, khai thác, có tem mác đầy đủ, chưa qua sử dụng lần nào và có năm xuất xưởng không quá lâu. Tất nhiên, để chắc chắn là máy có mới 100% hay không thì phải dựa vào kết quả của các cơ quan giám định nhưng bằng mắt thường chúng ta cũng có thể phần nào nhận biết được điều đó.
  3. Theo tính chất công việc: Máy chuyên dùng và máy thông thường. Máy chuyên dùng được hiểu là máy được sử dụng vào các công việc có tính chất đặc thù, chuyên biệt, giao dịch không phổ biến thậm chí là phải có giấy phép mới được sở hữu và sử dụng (ví dụ: máy công trình, máy xúc, máy đào, máy bơm trộn bê tông, máy biến áp, thiết bị y tế,...); còn máy thông thường là các loại máy dễ dàng mua bán, trao đổi trên thị trường, thường thì chúng sẽ có kích thước nhỏ (ví dụ: máy bơm nước hộ gia đình, máy cưa cầm tay, máy khoan cầm tay,...)

Đến đây, hẳn bạn đã hình dung ra máy móc thiết bị mình cần nhập nằm trong nhóm nào rồi chứ. Cách phân loại trên chỉ là gợi ý của tôi để giúp bạn dễ hình dung, và khi tiến hành phân loại sẽ theo cả 3 cách ấy.

Ví dụ: Máy xúc, máy đào đã qua sử dụng; máy gặt đập sử dụng trong nông nghiệp mới 100%; dây chuyền máy may công nghiệp mới 100%...

Mã HS máy móc, thiết bị, dây chuyền

Về mã HS của mặt hàng nhập khẩu, bạn tham khảo Chương 84, Chương 85 trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2020. Nếu có mã định danh thì áp theo mã định danh, nếu không có mã định danh thì sử dụng theo 6 quy tắc áp mã HS hoặc liên hệ theo link dưới, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.

Kiểm tra chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền nhập khẩu

Vậy máy móc nhập khẩu có phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng không? Và thực hiện như thế nào? Vậy câu trả lời là không hẳn cứ máy móc thì sẽ phải thực hiện bước công việc này bạn nhé. Sau khi phân nhóm được loại máy móc của mình, bạn dựa vào danh sách mà tôi đã tổng hợp ở dưới đây để tra cứu xem có phải thực hiện kiểm tra chất lượng hay không.

  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Quyết định 2261/QĐ-BTTTT năm 2018 - DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY. DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Quyết định 3482/QĐ-BKHCN năm 2017 - SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • Bộ Công an: Thông tư 08/2019/TT-BCA - SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG G Y MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG AN
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT - DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
  • Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH - DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
  • Bộ Giao thông vận tải: Thông tư 41/2018/TT-BGTVT - DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN TRƯỚC THÔNG QUAN (ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU), TRƯỚC KHI ĐƯA RA THỊ TRƯỜNG (ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, LẮP RÁP). DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN HOẶC CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỢP QUY.
  • Bộ Công Thương: Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BCT năm 2018 - DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG G Y MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG 3.

Bộ hồ sơ để thực hiện kiểm tra chất lượng thường bao gồm:

  1. Hợp đồng mua bán (Sales Contract);
  2. Bản liệt kê hàng hóa, đóng gói (Packing List);
  3. Hóa đơn thương mại (Invoice);
  4. Vận đơn (B/L);
  5. Các chứng thư chất lượng;
  6. Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra;
  7. Bản đăng ký kiểm tra chất lượng;
  8. Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan.

Lưu ý đối với dây chuyền sản xuất, đặc biệt là lô đầu tiên

Theo Thông tư số 14/2015/TT-BTC, để nhập khẩu dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký Danh mục các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 03/DMTBĐKNK-TDTL/2015 ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo 1 Phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc, thiết bị (theo mẫu số 04/PTDTL-TBNC/2015, ban hành kèm theo thông tư này) trước khi nhập lô hàng đầu tiên.

Nếu dây chuyền sản xuất gồm nhiều bộ phận phải tách rời thì các bộ phận đó không nhất thiết phải về cùng trong cùng 1 lô hay về cùng 1 cảng và hoàn toàn có thể có nguồn gốc từ các nhà máy khác nhau. Doanh nghiệp khi nhập khẩu loại máy móc này phải thực hiện việc đồng bộ hóa, chứng minh các máy móc đơn lẻ là trong cùng 1 dây chuyền sản xuất.

Khai báo và làm thủ tục thông quan hàng máy móc thiết bị

Khi đã làm xong các công việc trên, bạn tiến hành làm thủ tục thông quan như bình thường với bộ chứng từ bao gồm: 

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (in từ phần mềm khai báo hải quan)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): bản gốc, nếu có
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Bản liệt kê, mô tả hàng hóa xuất xưởng, catalog,...
  • Kết quả kiểm tra chất lượng, đồng bộ,...

Tóm lại

Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất là một nhóm hàng rộng và có nhu cầu nhập khẩu lớn trong nhiều năm gần đây. Nếu bạn đang có câu hỏi đang thắc mắc hay nhu cầu cần nhập khẩu một loại máy móc nào đó, hãy liên hệ cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Vinalogs là một đơn vị dịch vụ hải quan uy tín, chất lượng, có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện thủ tục nhập khẩu nói chung và thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị nói riêng. 

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết này. Thân ái!

Xe container chở hàng hóa

Vận chuyển & thủ tục hải quan

Dịch vụ của Vinalogs giúp bạn xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi!




New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.