Hạn ngạch xuất khẩu là gì? Các điều khoản trong hạn ngạch xuất khẩu

Hạn ngạch xuất khẩu đóng vai trò là một trong những biện pháp được Chính phủ áp dụng nhằm ổn định thị trường trong nước. Thông qua cơ chế này, lượng sản phẩm hàng hóa nội địa được duy trì, tránh thâm hụt dẫn đến giá thành tăng. Trong một số trường hợp, hạn ngạch xuất khẩu giúp tránh thất thoát tài nguyên của 1 quốc gia.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, mời bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

Hạn ngạch xuất khẩu là gì?

Hạn ngạch xuất khẩu quy định giới hạn hàng hóa được phép xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm. Thuật ngữ này còn được gọi là “quota xuất khẩu”.

Biện pháp này được Chính phủ áp dụng vào những mặt hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có tính thiết yếu như lương thực, xăng dầu hoặc các loại tài nguyên không tái tạo như than, đá, dầu thô… để kiểm soát hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, bảo hộ sản xuất trong nước cũng như điều tiết thương mại quốc tế.

Những loại mặt hàng thiết yếu, quan trọng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các hạn ngạch. Các hạn ngạch sẽ kiểm soát được số lượng hàng hóa nhập vào trong nước (hạn ngạch nhập khẩu) và giới hạn được số lượng xuất khẩu để ổn định số lượng và giá cả trong nước.

Các trường hợp áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu

  • Thứ nhất, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là trường hợp khi Việt Nam là thành viên trong 1 liên minh thương mại và trong đó có 1 điều ước áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu đối với 1 loại hàng hóa cụ thể.
  • Thứ hai, đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, khi nhu cầu trong nước tăng cao. Đây là trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy các mặt hàng xuất khẩu là những hàng hóa đang bị thiếu hụt trong nước, lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đánh quota xuất khẩu.
  • Thứ ba, khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Biện pháp này đôi khi được truyền thông gọi là “trả đũa” thương mại, tức là khi hàng hóa trong nước sản xuất khi sang tới thị trường nước ngoài bị áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, khi đó chúng ta sẽ cân nhắc áp dụng hạn ngạch để giảm lượng xuất khẩu sang nước đó.

Một số hạn chế của hạn ngạch xuất khẩu

Bên cạnh những tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước, kiểm soát số lượng hàng hóa xuất - nhập… việc áp dụng quota xuất khẩu cũng có những hạn chế nhất định:

  • Doanh nghiệp xuất khẩu không thu được lợi nhuận. Dễ dàng hiểu rằng, càng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ mang về ngoại tệ, tuy nhiên khi bị áp dụng hạn ngạch đồng nghĩa với lượng ngoại tệ thu về sẽ ít hơn.
  • Đẩy lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước tăng cao, có thể dẫn đến mất cân bằng cung - cầu (cung thừa - cầu thiếu).
  • Có thể dẫn đến việc đáp trả từ phía quốc gia đối tác nước ngoài.

Hiện nay, Việt Nam đang xem xét và hủy bỏ một số hạn ngạch xuất khẩu với một số mặt hàng quan trọng như đường mía.

Theo cam kết tại điều 20 của Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN (viết tắt là ATIGA) được ký năm 2009, Việt Nam đã đưa cam kết sẽ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng đường. Tuy nhiên, do đường mía là ngành sản xuất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của nước ta cũng như cần tới sự đồng ý của các nước trong khối ASEAN nên Việt Nam đã hoãn cam kết này đến năm 2020. Thời hạn chính thức việc thực hiện dỡ hạn ngạch nhập khẩu mía đường với các nước thành viên trong khối ASEAN đã được thực thực hiện từ ngày 1/1/2020.

Trên đây là một số thông tin về hạn ngạch xuất khẩu. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn cho lô hàng xuất khẩu của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường link phía dưới.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.