Tare Weight là gì? Cách tính Tare Weight như thế nào?

Tare Weight là gì? Đây là một trong những thuật ngữ chuyên ngành vận tải, và được sử dụng phổ trong logistics mà nhiều khách hàng còn chưa để ý.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm và ý nghĩa của Tare Weight trong ngành vận chuyển hàng hóa hay các từ ngữ được viết trên những chiếc container, Vinalogs xin được chia sẻ tất cả qua bài viết sau.

Tare Weight là gì

Tare Weight là gì?

Tare Weight là trọng lượng bì, trong lĩnh vực vận tải còn được hiểu là trọng lượng không tải, nghĩa là tự trọng của một chiếc xe trống hoặc 1 container không hàng.

Với hàng container, Tare Weight thường được sử dụng để tính toán trọng lượng tải toàn bộ (Gross Weight) của container hàng. Gross Weight là tổng trọng lượng của container hàng hóa bao gồm tự trọng của container (Tare Weight) và trọng lượng hàng hóa đóng trong container (Pay Load).

Mỗi loại xe hoặc kiện hàng sẽ có Tare Weight khác nhau, và thông tin này thường được sử dụng để quản lý trọng lượng và cân bằng tải trọng của các phương tiện vận chuyển.

Ý nghĩa của Tare Weight trên container

Việc ghi rõ Tare Weight trên vỏ container là để cung cấp thông tin về trọng lượng của container rỗng (tham khảo các ký mã hiệu container). Thông tin này cung cấp cho khách hàng một số liệu cơ bản để tính toán Gross Weight (trọng lượng toàn tải) của container khi có hàng hóa bên trong.

Để tính toán Gross Weight của một kiện hàng trên container, bạn cần biết Net Weight (trọng lượng hàng hóa) của kiện hàng đó. Net Weight là trọng lượng của hàng hóa (và vật liệu bao gói chèn lót) thực tế được đặt trong container. Gross Weight được tính bằng cách cộng Tare Weight và Net Weight lại với nhau.

Ví dụ, nếu Tare Weight của container là 2 tấn và Net Weight của hàng hóa trong container là 8 tấn, thì Gross Weight của kiện hàng đó sẽ là 10 tấn.

Thông tin về Tare Weight và Net Weight giúp khách hàng có thể xác định được trọng lượng toàn bộ của container khi chứa hàng hóa, điều này quan trọng để đảm bảo tuân thủ quy định về tải trọng và an toàn trong quá trình vận chuyển.

Tare Weight cont 20’ và Tare Weight cont 40’

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 quy định các kích thước và tải trọng của container đường biển. Theo tiêu chuẩn này, container được phân loại theo kích thước và được gán các mã hiệu để phân biệt. Các kích thước thông dụng của container được xác định bởi tiêu chuẩn này bao gồm:

Container 20 feet:

  • Trọng lượng vỏ container 20’: khoảng 2,2 tấn
  • Tải trọng tối đa: 24,000 kg

Container 40 feet:

  • Trọng lượng vỏ container 40’: khoảng 4 tấn
  • Tải trọng tối đa: 30,480 kg

Cách tính Tare Weight

Để tính toán Tare Weight của kiện hàng khi đã biết Gross Weight và Net Weight, bạn có thể sử dụng công thức sau:

Tare Weight = Gross Weight - Net Weight

Đối với hàng hóa vận chuyển đường hàng không, quy ước chung của Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA), trọng lượng thực tế (V.W) được tính bằng công thức:

V.W = (Dài x Rộng x Cao) / 6000

Trong đó, đơn vị đo lường là centimet. Công thức này được sử dụng để quy đổi trọng lượng thực tế của hàng hóa khi vận chuyển bằng đường hàng không.

Việc nắm vững Gross Weight, Net Weight và Tare Weight sẽ giúp quý khách hàng phân biệt và tính toán chính xác trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường bộ, đường biển hay đường hàng không.

>>Tìm hiểu thêm về Deadweight là gì

Hi vọng với những thông tin trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về Tare Weight là gì cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống. Hãy liên hệ ngay với Vinalogs để được tư vấn các vấn đề liên quan tới logistics ngay hôm nay.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.