RVC là gì? Cách tính hàm lượng RVC

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chắc hẳn bạn đã biết về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dùng để liên kết quốc tế giữa các quốc gia thành viên mà ở đó các hàng rào về thuế quan và phi thuế quan đều sẽ bị giảm hoặc xóa bỏ theo lộ trình.

Thuật ngữ RVC luôn được nhắc đến trong mỗi Hiệp định thương mại tự do (FTA). Vậy RVC là gì? Cách tính hàm lượng RVC như thế nào ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Khái niệm RVC là gì

RVC là từ viết tắt của cụm từ “Regional Value Content”, được gọi là “Hàm lượng giá trị khu vực”, đây là một ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.

Ví dụ: với C/O form E, 1 sản phẩm được cấu tạo từ các nguyên vật liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore (trong 10 nước Asean và Trung Quốc) thì RVC sẽ đạt 100%. Cách ghi: RVC 100%

Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mặt hàng với mã HS (Harmonized Commodity Description and Coding System) khác nhau. Ngưỡng đạt phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%.

RVC là gì

Ưu điểm của RVC

  • RVC đo lường tỷ lệ phần trăm của giá trị của các thành phần sản phẩm được sản xuất trong khu vực đối với tổng giá trị của sản phẩm đó. Nó được tính bằng cách so sánh giá trị của các thành phần sản phẩm được sản xuất trong khu vực với giá trị của các thành phần sản phẩm được nhập khẩu từ các quốc gia khác.
  • RVC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu từ một khu vực đáp ứng các tiêu chuẩn quy định về nguồn gốc và giá trị gia tăng của sản phẩm, giúp đảm bảo tính công bằng trong thương mại và đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế.
  • RVC được sử dụng để xác định đối tác thương mại và quy định chính sách xuất nhập khẩu. Ví dụ, khi ký kết một thỏa thuận thương mại tự do, các quốc gia thường sẽ đưa ra các quy định về RVC để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất trong khu vực đáp ứng các tiêu chuẩn quy định và đưa ra các hạn chế về nhập khẩu từ các quốc gia bên ngoài khu vực đó.
  • Việc xác định RVC có thể giúp các quốc gia đối tác thương mại đánh giá khả năng cạnh tranh và sự phụ thuộc vào những sản phẩm từ các quốc gia khác. Nếu RVC của một sản phẩm quá thấp, nghĩa là nó phụ thuộc vào nhiều thành phần nhập khẩu từ các quốc gia khác, thì sẽ có nguy cơ mất độc lập và khó cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Ngược lại, nếu RVC của một sản phẩm cao, tức là nó được sản xuất chủ yếu trong khu vực đó, thì sẽ giúp tăng tính cạnh tranh và giảm phụ thuộc vào những sản phẩm từ các quốc gia khác.

Nhược điểm của RVC

Trong một số trường hợp, việc tính toán RVC có thể trở nên phức tạp và khó đo lường, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhiều thành phần và được sản xuất trong nhiều quốc gia khác nhau.

RVC có thể dẫn đến việc thực hiện các hoạt động đóng gói và vận chuyển trong khu vực để tăng tỷ lệ RVC, trong khi thực tế thì những hoạt động này không đóng góp đáng kể vào giá trị gia tăng của sản phẩm.

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực RVC:

Mỗi hiệp định thương mại khác nhau sẽ có công thức tính hàm lượng giá trị khu vực khác nhau nhưng đều có 2 cách tính:

Cách tính RVC trực tiếp

RVC là gì

Cách tính RVC gián tiếp

RVC là gì

Đa số trên thực tế các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong hai cách nêu trên.

Hiện còn một số FTA như ACFTA cho phép tính theo duy nhất phương pháp gián tiếp. Cách tính gián tiếp sử dụng trị giá FOB của thành phẩm trừ đi tất cả các yếu tố đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ. Cách tính gián tiếp được tính trên trị giá thành phẩm FOB trừ đi các уếu tố không có хuất хứ trong FTA. Với cách tính nàу, các chủ thể là những nhà хuất khẩu có thể giấu đi các уếu tố như chi phí nguуên liệu có хuất хứ FTA, chi phí nhân công haу lợi nhuận… nên cách tính RVC gián tiếp thường được các nhà хuất khẩu ѕử dụng nhiều hơn là cách tính RVC trực tiếp.

Tóm lược

Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) là một chỉ số quan trọng trong chứng nhận xuất xứ nói riêng cũng như trong xuất nhập khẩu nói chung, giúp đánh giá tính cạnh tranh và độ phụ thuộc vào các quốc gia khác của các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Việc đạt được mức RVC cao sẽ giúp tăng giá trị gia tăng và thu nhập cho các nhà sản xuất trong nước, đồng thời giảm độ phụ thuộc vào các quốc gia khác (ngoài FTA) và cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm. Để đạt được mức RVC cao, các nhà sản xuất cần đầu tư nhiều vào năng lực sản xuất, phát triển nguồn nhân lực địa phương và nghiên cứu phát triển sản phẩm, và các quốc gia cần có các chính sách và chiến lược hỗ trợ để đạt được mục tiêu này.

Qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu rõ khái niệm RVC là gì, ưu nhược điểm, và cách tính chỉ số này. Hy vọng bạn tìm thấy thông tin bổ ích, có thể dùng được cho công việc của mình.


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.