Địa lý hàng hải

I. Giới thiệu

Cùng với việc xử lí và giải quyết các vấn đề liên quan đến các loại tàu biển và thị trường mà hoạt động kinh doanh khai thác những con tàu được nhắm tới. Nội dung của phần địa lí hàng hải sẽ giúp bạn đọc khám phá các vấn đề về địa lí trong hàng hải đồng thời thương mại thế giới diễn ra các khu vực địa lí khác nhau. Nội dung được thể hiện trong phần này xem xét một số khía cạnh pháp lí trong hoạt động kinh doanh vận tải biển, thậm chí đề cập mối bận tâm chủ yếu xuất hiện trong hoạt động thương mại trên mà có liên quan đến tài chính, xem xét vấn đề về kế toán cơ bản và cơ cấu doanh nghiệp tàu biển.

Khi đọc các nội dung trong phần này, bạn đọc nên kết hợp với xem bản đồ, ví dụ có thể dùng Google Maps nhằm hỗ trợ cho việc theo dõi và tham khảo. Mục đích của bài viết là nhấn mạnh và chỉ ra rõ các thành tố ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

Các nội dung liên quan đến địa lí mà thường ngày các bạn học sinh sinh viên được giảng dạy thường thiên nhiều về địa lí trên đất liền và chỉ có cái nhìn thoáng qua về đại dương và biển (thường chỉ được kí hiệu các vùng màu xanh trên bản đồ, không rõ chi tiết khái quát như mô tả cho đất liền). Nói đến vận tải hàng hóa bằng đường biển, những nội dung hấp dẫn người đọc nằm trọng tâm ở các vấn đề liên quan đến các vùng biển, các khu vực duyên hải và các nhân tố địa lí khác tác động đến ngành công nghiệp này.

II. Đại dương và các vùng biển

Có rất nhiều các vùng biển lớn trên thế giới. Chẳng hạn như North Sea (Biển Bắc), Mediterrranean Sea (biển Địa trung hải), South China Sea (biển Nam trung quốc), Rea Sea (biển đỏ) và Caribbean Sea (biển Carribe), trong đó đại dương chia là 5 đại dương bao gồm:

  1. Atlantic Ocean (Đại Tây Dương)
  2. Pacific Ocean (Thái Bình Dương)
  3. Indian Ocean (Ấn Độ Dương)
  4. Arctic Ocean (Bắc Băng Dương)
  5. Antartic (or Southern) Ocean (Nam Băng Dương)

III. Các lục địa (continents)

Có bảy lục địa được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về diện tích đất bao gồm:

  1. Asia (Châu Á)
  2. Africa (Châu Phi)
  3. North America (Bắc Mỹ)
  4. South America (Nam Mỹ)
  5. Europe (Châu Âu)
  6. Antarctica (Châu Nam Cực)
  7. Australia (Châu Úc)

• Kinh tuyến kinh độ và vĩ tuyến vĩ độ (longitude and latitude)

Bản đồ phác thảo thế giới dưới đây, hoặc đôi khi các bạn có thể tìm trên Google với hình dạng kiểu như này, các bạn có thể thấy một số đường thẳng được vẽ (khoanh đỏ), lí do chúng được vẽ là gì, chúng mô tả điều gì?

Chúng ta cần hiểu rằng trước khi xem xét xem những đường thẳng được vẽ ngang dọc trong bản đồ có ý nghĩa gì, điều quan trọng hơn chúng ta cần nắm được đó là làm thế nào mà thủy thủ hay người đi biển xác định vị trí của họ hay cũng chính con tàu của họ bất cứ đâu trên trái đất giữa biển cả mênh mông.

Kinh độ vĩ độ

Câu trả lời là, để xác định được vị trí thì việc vô cùng cần thiết đó là các bạn phải nhìn vào các lưới thể hiện trên bản đồ (các lưới tạo bởi đường thẳng ngang dọc) chạy đông sang tây, còn được gọi là các vĩ tuyến (parallels of latitude) mỗi vĩ tuyến có một vĩ độ. Tiếp theo các đường chạy dọc bản đồ từ bắc tới nam, từ cực bắc (North Pole) đến cực nam (South Pole) được gọi là kinh tuyến mỗi kinh tuyến có một kinh độ, trong đó có kinh tuyến gốc (meridians of longitude) tương ứng với kinh độ gốc. 

Dựa theo lý thuyết của những người Babylon cổ đại, rồi được nhà hiền triết và địa lý học nổi tiếng người Hy Lạp Ptolemy mở rộng, một đường tròn đầy đủ sẽ được chia thành 360 độ (360°). Chính vì thế mà đường tròn là Trái Đất có tất cả 360 đường kinh tuyến, mỗi một kinh tuyến được xem như một độ, mỗi độ lại chia thành 60 phút và mỗi phút tiếp tục chia thành 60 giây.

Nhìn vào bản đồ trên và lần theo đường thẳng chạy dọc bắc nam cắt qua Anh Quốc. Đường thẳng này hay đường kinh tuyến này chạy qua khu vưc ngoại ô nằm về phía tây nam của Luân Đôn được gọi là Greenwich nơi mà một đài quan sát thiên văn học (astronomical observatory) nổi tiếng được xây dựng và năm 1675. Chính vì vậy người ta coi đường thẳng vừa rồi là kinh tuyến 0 (kinh tuyến gốc) và được gọi theo tên quốc tế Greenwich Meridian hay Prime Meridian. Chữ Meridian ở đây nhằm chỉ việc tháng 10 năm 1884, tổng thống Hoa Kỳ Chester A. Arthur đã chỉ đạo việc tổ chức Hội thảo quốc tế về Kinh tuyến (International Meridian Conference) tại Washinton, DC. Tham dự hội thảo có 41 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia. Quyết định lựa chọn kinh tuyến Greenwich làm kinh tuyến gốc đã được thông qua với 22 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Hội thảo cũng thống nhất xác định thêm 180 kinh tuyến nữa trên mỗi bán cầu Đông và Tây. Tuy nhiên, Pháp đã không công nhận kết quả này và tiếp tục sử dụng kinh tuyến Paris như là kinh tuyến gốc cho đến tận năm 1914.

Một cách nhìn khác của kinh tuyến, kinh độ và vĩ tuyến, vĩ độ với bản đồ phác thảo trái đất được thể hiện dưới dạng hình cầu:

Kinh tuyến vĩ tuyến
Kinh độ vĩ độ 2

Vĩ độ (ký hiệu: φ) của một điểm bất kỳ trên mặt Trái Đất là góc tạo thành giữa đường thẳng đứng (phương của dây dọi, có đỉnh nằm ở tâm hệ tọa độ-chính là trọng tâm của địa cầu) tại điểm đó và mặt phẳng tạo bởi xích đạo. Đường tạo bởi các điểm có cùng vĩ độ gọi là vĩ tuyến, và chúng là những đường tròn đồng tâm trên bề mặt Trái Đất. Mỗi cực là 90 độ: cực bắc là 90° B; cực nam là 90° N. Vĩ tuyến 0° được chỉ định là đường xích đạo, một đường thẳng tưởng tượng chia địa cầu thành Bán cầu bắc và Bán cầu nam.

Kinh độ (ký hiệu: λ) của một điểm trên bề mặt Trái Đất là góc tạo ra giữa mặt phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó và mặt phẳng kinh tuyến gốc. Kinh độ có thể là kinh độ đông hoặc tây, có đỉnh tại tâm hệ tọa độ, tạo thành từ một điểm trên bề mặt Trái Đất và mặt phẳng tạo bởi đường thẳng ngẫu nhiên nối hai cực bắc nam địa lý. Những đường thẳng tạo bởi các điểm có cùng kinh độ gọi là kinh tuyến. Tất cả các kinh tuyến đều là nửa đường tròn, và không song song với nhau: theo định nghĩa, chúng hội tụ tại hai cực bắc và nam. Đường thẳng đi qua Đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich (gần London ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland) là đường tham chiếu có kinh độ 0° trên toàn thế giới hay còn gọi là kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đối cực của Greenwich có kinh độ là 180°T hay 180°Đ.

Bằng cách phối hợp hai góc này, ta có thể xác định được vị trí nằm ngang của bất kỳ điểm nào trên Trái Đất.

Nhìn chung kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng bắc-nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Mặt phẳng của kinh tuyến 0° (chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn) và kinh tuyến 180°, chia Trái Đất ra làm hai bán cầu – Bán cầu đông và Bán cầu tây.

Trên Trái Đất hay các hành tinh hoặc thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái Đất, vòng tròn này có hướng từ đông sang tây. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng.

Trái đất tự quay quanh trục (axis) của nó 24 giờ trong một lần quay và do đó chuyển động nhìn thấy được mặt trời trong một giờ sẽ là 15 độ tương ứng với kinh độ 15.

Dễ thấy được rằng 180 độ tây trùng với 180 độ đông. Và 12 giờ là thời gian để trái đất chuyển động từ 180 độ đông sang 180 độ tây hay kinh độ 180 nằm phía tây sang kinh độ 180 nằm phía đông trong một vòng xoay bình thường của nó. Chính vì lí do đó mà tại sao trong bản đồ, có một đường thẳng nằm dọc khác và nó không hoàn toàn thẳng.

Đường đó gọi là Đường Đổi Ngày Quốc Tế (International Date Line). 

Kinh độ vĩ độ

Cụ thể Đường đổi ngày quốc tế, hay đường thay đổi ngày quốc tế, là một đường tưởng tượng dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình Dương, cho đến Nam Cực, được quy định bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến họp tại Washington năm 1884. Thực tế, đường đổi ngày không phải là một đường thẳng dọc kinh tuyến 180 độ, mà là một đường gấp khúc, nhằm cố gắng bảo đảm trên cùng một quốc gia không có 2 ngày cùng được tính. Theo quy định, khi các phương tiện giao thông đi ngang qua đường này, ngày tháng sẽ phải thay đổi. Đi từ bán cầu Tây sang bán cầu Đông qua đường này, tức là đi từ bên phải sang bên trái đường đổi ngày (cũng có nghĩa là đi từ phía đông sang phía tây qua nó), thì phải tăng một ngày. Đi từ bán cầu Đông sang bán cầu Tây, tức là đi từ bên trái sang bên phải của đường này, thì phải giảm một ngày.

Trong trường hợp của vĩ độ, đường 0 độ là đường xích đạo (Equator). Các vị trí được xác định thông qua các điểm tương ứng với các độ bắc hoặc nam. Cực bắc và cực nam tương ứng với vĩ độ lần lượt là 90 bắc và  90 nam. Vĩ độ còn sử dụng cho các mục đích khác, vì các khoảng cách giữa các điểm khác nhau trên biển xác định bằng hải lí (nautical mile). Một hải lí xác định bằng vĩ độ 1 phút vì vậy mà nếu bạn di chuyển 1 quãng đường dài 60 dặm về phía bắc hay nam thì điểm vĩ độ của bạn sẽ di chuyển tăng lên 1 độ so với điểm ban đầu.

Chính vì vậy, tốc độ của tàu tại khu vực biển được xác định bằng các Knot tương đương (1 hải lí/giờ).

Hải đồ

Do cấu tạo của trái đất là hình cầu, nên việc vẽ và thể hiện nó trên một mặt phẳng khiến cho những người làm về thiết kế bản đồ phải đau đầu. Vì vậy giải pháp giải quyết vấn đề trên là phép chiếu (projection). Một phép chiếu thường được thấy trong hoạt động hàng hải, vận tải biển tên gọi là Mercator projection. Cụ thể Mecartor projection được hiểu là:

Phép chiếu Mercator (ỨNG DỤNG TRONG DẪN ĐƯỜNG  VÀ NGHIÊN CỨU BIỂN)  là phép chiếu bản đồ hình trụ được trình bày bởi nhà địa lý học và người vẽ bản đồ Flemish Gerardus Mercator vào năm 1569. Nó trở thành phép chiếu bản đồ tiêu chuẩn cho các mục đích hải lý vì khả năng biểu diễn các đường thẳng không đổi, được gọi là các đường thẳng hoặc loxodromes, như các đoạn thẳng bảo tồn các góc với kinh tuyến. Mặc dù tỷ lệ tuyến tính bằng nhau theo mọi hướng xung quanh bất kỳ điểm nào, do đó bảo toàn các góc và hình dạng của các vật thể nhỏ (làm cho phép chiếu phù hợp), phép chiếu Mercator làm biến dạng kích thước của các vật thể khi vĩ độ tăng từ Xích đạo đến các cực, nơi quy mô trở nên vô hạn. Vì vậy, ví dụ, các vùng đất như Greenland và Nam Cực có vẻ lớn hơn nhiều so với thực tế so với khối lượng đất gần xích đạo, như Trung Phi.

Mercator projection

Phép chiếu Mercator được đề xuất lần đầu tiên bởi Nhà Bản đồ học người Đức có tên là Gerardus Mercator năm 1569 và sau đó được sử dụng phổ biến trong thành lập các bản đồ thế giới. Ý tưởng của ông liên quan đến phép chiếu trên là cuốn một tờ giấy bình thường  thành hình trụ và chiếu ảnh của bản đồ thế giới lên nó. Mercator là một trường hợp đặc biệt của phép chiếu hình nón giữ góc Lambert với vòng xích đạo trở thành vĩ tuyến chuẩn. Các vòng vĩ tuyến khác khi chiếu lên mặt phẳng trở thành các đường thẳng nằm ngang. Tương tự như vậy các vòng kinh tuyến cũng trở thành các đường thẳng đứng, vuông góc với xích đạo và cách đều nhau. Đây là phép chiếu cơ bản trong việc phát triển phép chiếu hình trụ ngang và phép chiếu hình trụ xiên. Như đã trình bày ở trên, phép chiếu này ít được sử dụng cho mục đích thành lập các bản đồ địa chính song lại được sử dụng phổ biến trong thành lập các bản đồ biển. Bên cạnh đó, một tính chất quan trọng của phép chiếu Mercator đó là các đường tà hành, nghĩa là đường cong mà tại mọi điểm trên đó có giá trị phương vị không đổi, khi chiếu lên mặt phẳng sẽ tạo thành đường thẳng mà giá trị phương vị được giữ nguyên. Vì vậy, nó rất thuận tiện cho việc định vị và xác định hướng di chuyển của các dòng chảy đại dương, của gió, sự thay đổi áp suất khí quyển và các loại dữ liệu tương ứng khác. Phép chiếu này trước tiên được sử dụng trong dẫn đường và hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến cho mục đích này. Bên cạnh đó, phép chiếu Mercator cũng được sử dụng cho mục đích thành lập các bản đồ khí tượng và hải dương học.  Ngoài ra một trong những đặc điểm chính của phép chiếu này là nó chỉ ra một cách chính xác các hướng đi khi dùng la bàn để tìm phương hướng, điều này cực kì quan trọng đối với người đi biển. Tuy nhiên, nó cũng làm méo mó và lệch đi các kích cỡ bởi vì càng ra xa xích đạo, thì mọi thứ dường như xuất hiện một cách to hơn.

Tuy nhiên nó cũng không phải vấn đề đáng lo, bởi vì người đi biển xác định khoảng cách theo thang đo vĩ độ, nằm dọc cạnh của hải đồ và nó thay đổi kích cỡ khoảng cách tương đồng cũng như các đặc tính khác

Ngày nay, các tàu thế hệ mới được trang bị hải đồ điện tử ECDIS tên đầy đủ HỆ THỐNG HIỂN THỊ HẢI ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ (electronic chart display and information system). Thiết bị  này cho phép kết hợp thông  tin hải đồ và ra-đa với nhau trong một màn hình đơn, nhằm hỗ trợ quá trình hành hải. Như vậy, thông tin hải đồ có thể được tự động cập nhật nhờ việc sử dụng dữ liệu phát sóng qua các vệ tinh. Tất cả các loại tàu đều phải chấp hành Công ước quốc tế và an toàn trên biển SOLAS (Convention for the safety of life at sea) bằng việc sử dụng các hải đồ được chính thức sản xuất bởi cơ quan thủy văn quốc gia (National Hydrographic Body). Hệ thống hải đồ điện tử link dữ liệu từ hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu(GNSS) (Global Navigation Satellite System) đến một hải đồ nào đó được hiển thị trên một màn hình máy tính bất kì.

Hệ thống ECDIS được lập ra bắt buộc theo quy định của SOLAS đối với tất cả loại tàu  biển và phải hoạt động tại mọi khoảng thời gian trong hành trình đi biển. Mọi tàu chở hàng phải tuân thủ lắp đặt triển khai thiết bị theo quy định của SOLAS trước ngày 1/7/2018. ECDIS phải đảm bảo đầy đủ khả năng hiển thị HẢI ĐỒ HÀNH HẢI ĐIỆN TỬ (ENC- Electronic Navigatinal Chart), nhưng nó cũng có thể sử dụng hải đồ không chính thức khác được sản xuất cho mục đích thương mại.

THỜI HẠN TRANG BỊ HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ TRÊN TÀU

1. Đối với tàu khách

Trang bị trên tàu khách có dung tích từ 500GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2012. Tàu khách có cùng dung tích trên, nhưng đóng trước ngày 1-7-2012, hạn trang bị là 1-7-2014

2. Đối với tàu dầu

Trang bị trên tàu dầu có dung tích từ 3000GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2012. Tàu dầu có dung tích như trên, đóng trước ngày 1-7-2012, hạn trang bị là 1-7-2015

3. Đối với tàu hàng khô và tàu khác không phải là tàu dầu

Trang bị trên tàu có dung tích từ 50.000GT trở lên, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước ngày 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2016

Trang bị trên tàu có dung tích từ 20.000GT đến dưới 50.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2017

Trang bị trên tàu có đung tích từ 10.000GT đến dưới 20.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2013. Các tàu có dung tích như trên nhưng đóng trước 1-7-2013, hạn trang bị là 1-7-2018

Trang bị trên các tàu có dung tích từ 3000GT đến dưới 10.000GT, đóng mới từ ngày 1-7-2014. Không bắt buộc đối với các tàu có dung tích nhỏ hơn 10.000GT đóng trước ngày 1-4-2014

CÁC LOẠI HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ (EC)

Có hai loại hải đồ thường dùng là hải đồ RASTER và hải đồ VECTOR

RASTER CHART là hải đồ kỹ thuật số thụ động. Nó là thành quả sao chụp hay “QUÉT” hải đồ giấy

VECTOR CHART là hải đồ kỹ thuật số chủ động. Nó hiển thị trên màn hình trên cơ sở truyền dẫn các dữ liệu cơ bản như điểm, đường, khu vực…liên quan đến hải đồ

HẢI ĐỒ HÀNH HẢI ĐIỆN TỬ (ENC- Electronic Navigatinal Chart)

Hải đồ hành hải điện tử VECTOR, có đặc điểm sau:

  • hải đồ được Chính phủ các quốc gia phát hành, hay các Tổ chức được ủy quyền phát hành
  • nội dung, số liệu trên hải đồ là nội dung khảo sát chính thức do cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp hay là các số liệu, thông tin chính thức mà hải đồ giấy cung cấp
  • ký mã hiệu dùng trên hải đồ phù hợp với qui định chuẩn quốc tế về hải đồ của IHO
  • vị trí xác định trên hải đồ dựa trên tiêu chuẩn đo đạc số liệu thế giới năm 1984(WGS84), tương thích với vị trí của hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu(GNSS)
  • hải đồ được cập nhật hay tu chỉnh bằng các thông tin, số liệu chính thức, được chuyển giao dưới dạng kỹ thuật số

Hải đồ hàng hải điện tử RASTER có đặc điểm sau:

  • là hải đồ điện tử được sao chụp hay quét từ hải đồ giấy chính thức
  • được phát hành theo qui chuẩn Tổ chức Thủy văn học Quốc tế  IHO (International Hydrographic Organization)
  • được cập nhật và tu chỉnh thường xuyên bởi thông tin chính thức, chuyển giao dưới dạng kỹ thuật số

by Phan Pink


New! Comments

Have your say about what you just read! Leave me a comment in the box below.